Phương Nam Co LTD
dịch vụ báo cáo tài chính
© 16/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Hạn chế kết khối phân bón đạm urê công thức NH2COCH2

Quá trình tạo hạt có ảnh hưởng lớn đến tính chất hoá - lý của sản phẩm phân bón trong đó có các tính chất như cấu trúc hạt, độ bền cơ học của hạt, tính hút ẩm của hạt phân đạm urê công thức NH2COCH2.

Tăng cường quá trình tạo hạt để hạt sản phẩm có kích thước lớn và độ đồng đều cao đồng thời với việc cải thiện cấu trúc hạt, tăng độ bền cơ học của hạt là một phương pháp hữu hiệu để hạn chế vấn đề kết khối phân bón đạm urê. Phương pháp này là một trong những phương án cơ bản cần được xem xét trong quá trình thiết kế và vận hành công nghệ nhằm mục đích hạn chế hiện tượng kết khối ngay từ đầu

Để tăng cường quá trình tạo hạt, các biện pháp kỹ thuật chính thường được quan tâm đến bao gồm:

Lựa chọn công nghệ và thiết bị tạo hạt phù hợp với chủng loại phân bón; vấn đề này liên quan đến tăng chi phí đầu tư, điều mà các nhà doanh nghiệp phải cân nhắc trước khi xem xét, quyết định [2, 4-6].

Bổ sung thêm các chất phụ gia kết dính trong quá trình tạo hạt, các chất này có khả năng kích thích quá trình hình thành cấu trúc hạt. Hạt phân bón tạo ra có độ bền cơ học cao và ít hút ẩm... sẽ ít bị kết khối hơn [2, 4-8, 22]. Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi. Biện pháp này thường được áp dụng cho các dạng phân bón hỗn hợp NPK hoặc phân phức hợp, tạo hạt trên thiết bị dạng thùng quay hoặc dạng đĩa.

Các chất phụ gia bổ sung có thể là chất vô cơ (cao lanh, đolomit, bentonit, bột nhẹ, bột talc, các dạng silicat...), chất hữu cơ hoặc các hợp chất polyme (polyacrylamit, urê-fomaldehyt...). Đối với amoni nitrat NH4NO3, việc bổ sung thêm 1,8% Mg(NO3)2 vào sản phẩm sẽ tạo ra tác nhân điều chỉnh bên trong, kìm hãm quá trình chuyển pha của tinh thể [86] xảy ra ở nhiệt độ 32oC. Nhờ đó, hiện tượng kết khối được giảm thiểu đáng kể.

Phân đạm urê với công thức NH2COCH2được tạo hạt từ dung dịch nóng chảy chủ yếu bằng các thiết bị tạo hạt dạng tháp phun có chiều cao nhất định. Nếu không thể can thiệp vào các thông số kỹ thuật của tháp tạo hạt và quá trình tạo hạt thì việc tăng cường quá trình tạo hạt phải thực hiện bằng cách bổ sung các chất phụ gia tăng cường khả năng tạo hạt trước, trong hoặc sau quá trình tạo hạt. Việc bổ sung fomaldehyt 37 %, urê-fomaldehyt đậm đặc (UFC-85) chứa 26 % urê, 59 % fomaldehyt, 15 % nước [4, 86] hoặc dung dịch fomol-đạm urê với tỷ lệ 0,3 – 0,5% vào dịch đạm urê nóng chảy trước khi tạo hạt sẽ cải thiện được quá trình tạo hạt, giảm lượng bụi trong sản phẩm, tăng kích thước và tính đồng nhất về cỡ hạt, ổn định các tính chất vật lý khác của hạt.

Tác giả người Đức trong patent số 159988 của Cộng hoà Dân chủ Đức khi nghiên cứu bổ sung đixyanđiamit vào dung dịch đạm urê nóng chảy trước khi tạo hạt đã kết luận rằng sản phẩm có độ bền hạt cao và hạn chế sự thất thoát nitơ do đixyanđiamit cũng đồng thời là chất ức chế quá trình nitrat hoá – khử nitrat

Tác giả Antonnievich A.C. và cộng sự khi nghiên cứu nâng cao tính chất cơ - lý của đạm urê cho biết độ bền cơ học của hạt đạm urê được nâng cao và giữ ổn định theo thời gian trong trường hợp hạt được bọc bằng hỗn hợp polyvinyl và polyacrylamit với bột đá trắng.

Tác giả patent số 1154253 (Liên xô cũ) khi nghiên cứu về phương pháp tạo hạt đạm urê cho biết việc sử dụng dung dịch urê-fomalđehyt cho phép tăng độ bền hạt lên cỡ 1,3 – 1,5 lần, đồng thời với việc giảm độ phân giải của sản phẩm 1,2 – 1,6 lần trong khi sử dụng.