"Chất thải nguy hại" (hazard waste) cũng có thể gọi là "chất thải độc hại". Dưới giác độ của các nhà độc học môi trường, cái "nguy hại" ở đây chính là cái "độc hại" (toxic).
Những trung tâm kinh tế thương mại và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp lớn, những hệ thống bệnh viện, trạm xá đã tạo nên một lượng chất thải độc hại ngày càng lớn, ngày càng nguy hại hơn. Giải quyết vấn đề chất thải độc hại vẫn đang còn nan giải; không chỉ riêng ở các nước nghèo mà ở cả các nước giàu cũng chưa thể giải quyết có hiệu quả, vì quá tốn kém. Do đó ngay từ bây giờ vấn đề chất thải độc hại phải được đặt ra từ quản lý đến giáo dục và xử lý để không bị quá muộn.
Riêng TP HCM, hai khu chế xuất và chín khu công nghiệp thải ra mỗi ngày 62.700 tấn chất thải công nghiệp (số liệu năm 2000) mà phần lớn là chất thải độc hại không được quản lý tốt đã góp phần gây ô nhiễm môi trường và những hậu quả lâu dài không lường hết được như gây tác động trực tiếp đến sức khỏa công nhân khi tiếp xúc, gây các bệnh mãn tính cho người nhiễm lâu dài, phá hủy công trình xây dựng, phá hủy cân bằng sinh thái
Một số khái niệm về chất thải độc hại (ctđh)
Chất thải độc hại là các chất thải được sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Chúng có thể là chất
rắn, chất lỏng, chất khí ho?c chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến chất rắn sinh hoạt nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt.
Theo UNEP: Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính hóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác.
Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:
Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thải độc hại, tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Một số quốc gia đã tiến hành thu gom, tách riêng chất thải độc hại từ rác sinh hoạt.
Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao gồm trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ theo qui ước, điều khoản, qui định riêng.
Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA):
CTĐH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng những cách quản lý khác có thể. Chúng gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh. Thuật ngữ "chất rắn" trong định nghĩa được giải thích bao gồm chất bán rắn, lỏng, và đồng thời bao hàm cả chất khí.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA): Chất thải được cho là nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau:
Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng, và/hoặc độc hại;
Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (chất thải nói chung từ qui trình công nghệ);
Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các ngành công nghiệp độc hại);
Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian;
Là hỗn hợp có chứa một chất thải độc hại đã được liệt kê;
Là một chất được qui định trong RCRA; hoặc
Phụ phẩm của quá trình xử lý CTĐH cũng được coi là chất thải độc hại trừ khi chúng được loại bỏ hết tính nguy hại.
Quy chế quản lý CTĐH của Việt Nam: CTĐH là chất có chứa các chất hoặc hỗn hợp các chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con ngườ