Các hệ thống phân loại
Tùy theo mục đích người sử dụng hay thông tin mà người ta đưa ra những chỉ tiêu phân loại nhất định, và sau đó, sẽ có những bảng phân loại hay hệ thống phân loại tương ứng.
Hệ thống phân loại chung: Đây là hệ thống phân loại dành cho những người có chuyên môn. Hệ thống phân loại nhằm đảm bảo tính thống nhất về các danh pháp và thuật ngữ sử dụng. Hệ thống phân loại này dựa trên đặc tính của CTĐH. Theo cách phân loại này có hệ thống của UNEP, qui chế QL CTĐH Việt Nam.
Hệ thống phân loại dành cho công tác quản lý: Nhằm đảm bảo nguyên tắc chất thải được kiểm soát từ nơi phát sinh đến nơi thải bỏ, xử lý cuối cùng. Hệ thống này tập trung xem xét con đường di chuyển của CTĐH và nguồn phát sinh ra nó. Trong số này bao gồm:
Hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh
Hệ thống phân loại theo đặc điểm
Hệ thống phân loại để đánh giá khả năng tác động đến môi trường
Phân loại theo độc tính
Một số hệ thống phân loại thông dụng
1. Phân loại theo UNEP
Trong chín nhóm chất thải nguy hại dựa trên những mối nguy hại và những tính chất chung thì có một số nhóm là chất thải độc hại: Nhóm 6 (Chất độc và chất gây nhiễm bệnh); Nhóm 7 (Những chất phóng xạ) bao gồm những chất hay hợp chất tự phát ra tia phóng xạ. Tia phóng xạ có khả năng đâm xuyên qua vật chất và có khả năng ion hóa.
Phân loại theo TCVN
Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải. TCVN 6706: 2000 chia chất thải nguy hại thành 7 nhóm, thì trong đó, có một số nhóm sau là CTĐH.
Bảng 18.1. Phân loại theo các đặc tính của chất thải
STT
|
Loại chất thải
|
Mã số TCVN
6706-2000
|
Mô tả tính nguy hại
|
1 Chất thải gây độc cho người và sinh vật
|
Chất thải gây độc cấp tính
|
5.1
|
Chất thải có chứa chất độc có thể gây tử vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp xúc.
|
|
Chất thải gây độc mãn tính
|
5.2
|
|
|
Chất thải sinh ra khí độc
|
5.3
|
Chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc nước thì giải phóng ra khí độc
|
2 Chất đôc cho HST
|
Chất độc cho hệ sinh thái
|
6
|
Chất thải có chứa các thành phần có thể gây ra các tác động có hại đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học hoặc gây ảnh hưởng cho hệ sinh thái.
|
3 Chất thải lây nhiễm
|
Chất thải lây nhiễm bệnh
|
7
|
Chất thải có chứa các vi sinh vật sống hoặc độc tố của chúng có chứa các mầm bệnh.
|
3 . Phân loại theo nguồn phát sinh
Các ngành công nghiệp phát sinh chất thải độc hại theo DOMINGUEZ, 1983.
Chế biến gỗ
|
Chế biến cao su
|
Công nghiệp cơ khí
|
Sản xuất xà phòng và bột giặt
|
Khai thác mỏ
|
Công nghiệp sản xuất giấy
|
Sản xuất xà phòng và bột giặt
|
Kim loại đen
|
Công nghiệp sản xuất giấy
|
Lọc dầu
|
Sản xuất thép
|
Nhựa và vật liệu tổng hợp
|
Sản xuất sơn và mực in
|
Hóa chất BVTV
|
4 . Phân loại theo đặc điểm chất thải độc hại
Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí)
Chất hữu cơ hay chất vô cơ
Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng).
5 . Phân loại theo mức độ độc hại
Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật thực nghiệm (LD50), Tổ chức Y tế thế giới phân loại theo bảng dưới đây.
Bảng 18.2. Phân loại qua tính độc
Cấp độc
|
LD50 đối với chuột lang (mg/kg cân nặng)
|
Qua miệng
|
Qua da
|
Dạng rắn
|
Dạng lỏng
|
Dang rắn
|
Dạng lỏng
|
I A (rất độc )
|
< 5
|
<20
|
<10
|
<40
|
I B (độc cao)
|
5-20
|
20-200
|
10-100
|
40-400
|
II (độc trung bình)
|
50-500
|
200-2000
|
100-1000
|
400-4000
|
III (ít độc )
|
>500
|
<2000
|
>1000
|
>4000
|
Phân loại theo mức độ gây hại
Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ linh động, khả năng tồn lưu, lan truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải. Có thể xác định 03 nhóm chất thải chính độc hại như sau:
Nhóm 1: bao gồm các chất thải có hàm lượng độc tố cao, dễ thay đổi, bền vững hoặc tích tụ sinh học. Ví dụ:
* Các chất thải dung môi clo.
* Chất thải thủy ngân.
* Chất thải PDB.
Nhóm 2: là các chất thông thường khác như các chất sệt hydroxyt kim loại.
Nhóm 3: là các chất thải có khối lượng lớn, có hàm lượng độc tố không cao nhưng có khả năng gây hại trên qui mô lớn.
7 . Hệ thống phân loại kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đơn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục đích kĩ thuật. Bảng 18.3 trình bày các loại chất thải cơ bản của hệ thống. Hệ thống này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu để xác định các phương tiện xử lý, tiêu huỷ phù hợp. Hệ thống này có thể mở rộng.
Bảng 18.3. Hệ thống phân loại CTĐH theo kĩ thuật
Các loại chính
|
Đặc tính
|
Ví dụ
|
Nước thải chứa chất vô cơ
|
Thành phần chính là nước nhưng có chứa kiềm/axit và các chất vô cơ độc hại
|
Axit sunphuric thải từ mạ kim loại. Dung dịch amoniac trong sản xuất linh kiện điện tử.
Nước bể mạ kim loại
|
Nước thải chứa chất hữu cơ
|
Nước thải chứa dung dịch các chất hữu cơ nguy hại.
|
Nước rửa từ các chai lọ thuốc trừ sâu.
|
Chất hữu cơ lỏng
|
Chất thải dạng lỏng chứa dung dịch hoặc hỗn hợp các chất hữu cơ nguy hại.
|
Dung môi halogen thải ra từ khâu tẩy nhờn và làm sạch.
Cặn của tháp chưng cất trong sản xuất hoá chất
|
Dầu
|
Chất thải chứa thành phần là dầu
|
Cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu dầu hoặc bồn chứa dầu.
|
Bùn, chất thải vô cơ
|
Bùn, bụi, chất rắn và các chất thải rắn chứa chất vô cơ nguy hại.
|
Bùn xử lý nước thải có chứa kim loại nặng.
Bụi từ quá trình xử lý khí thải của nhà máy sản xuất sắt thép và nấu chảy kim loại.
Bùn thải từ lò nung vôi
Bụi từ bộ phận đốt trong công nghệ chế tạo kim loại.
|
Chất rắn/bùn hữu cơ
|
Bùn, chất rắn và các chất hữu cơ không ở dạng lỏng
|
Bùn từ khâu sơn
Hắc ín từ sản xuất thuốc nhuộm Hắc ín trong tháp hấp thụ phênol Chất rắn trong quá trình hút chất
thải độc hại đổ tràn.
Chất rắn chứa nhũ tương dạng dầu.
|
(Nguồn: Hazandous Waste Management, Michael D.LaGrega)
Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA (Cục Bảo vệ môi trường Mỹ) đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải độc hại. Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy hại của US-EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia theo bốn danh mục: F, K, P, U. Danh mục được phân chia như sau:
Danh mục F: chất thải độc hại thuộc các nguồn không đặc trưng. Đó là các chất được tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá trình tẩy nhờn và bùn từ quá trình xử lý nước thải của ngành mạ điện.
Danh mục K: chất thải từ nguồn đặc trưng. Đó là chất thải từ các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm độc hại như: sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế biến gỗ, sản xuất hoá chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ: cặn từ đáy tháp chưng cất aniline, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép, bụi lắng trong tháp xử lý khí thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải…
Danh mục P và U: chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm này bao gồm các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực vật…