Phương Nam Co LTD
© 24/12/2024 - Vietnam12h.com Application

Báo giá thi công ván khuôn tường


Công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam giới thiệu các loại cốp pha tường, biện pháp thi công và báo giá thi công từng loại cốt pha tường

Báo giá thi công ván khuôn tường bằng gỗ có giằng ngang

Thi công thanh bu lông giằng có ống văng bảo vệ khoảng cách bu lông giằng @ 500mm. Hiện nay tấm ván khuôn được sử dụng trong thi công cốp pha tường là cốp pha phin,

Đơn giá thi công “thi công vách tầng hầm + tầng hầm” bao gồm chi phí đào đất và vận chuyển đất đi nơi khác 4.5 triệu / m2 (liên hệ Phương Nam có chính xác giá thi công)

Báo giá thi công ván khuôn tường bằng thép

Cấu tạo ván khuôn tường bằng thép

b. Chi tiết liên kết tấm ván khuôn thép với sườn gỗ

Báo giá thi công ván khuôn tường biên, bằng thép với sườn thép ống

 

Chi tiết liên kết ván khuôn thép với sườn thép ống

 

Báo giá thi công ván khuôn tường di động đứng (cốp pha trượt)

Cốp pha trượt là loại cốp pha di động đứng (lên cao), cốp pha được di chuyển liên tục trong suốt quá trình đổ bê tông. Cốp pha trượt sử dụng rất hiệu quả trong thi công các xi lô, ống khói bê tông cốt thép và các công trình dân dụng nhiều tầng. Cấu tạo của cốp pha trượt được mô tả trong.

Cốp pha trượt

1 - Tấm cốp pha, 2 - Khung kích, 3 - Cơ cấu chống nâng kích, 4 - Thanh trụ kích, 5 - Sàn thao tác trong, 6 - Sàn thao tác ngoài, 7 - Sàn treo trong, 8 - Sàn treo ngoài

Chiều cao của tấm cốp pha trượt trung bình 1.1 - 1.2m, bộ cốp pha này bao quanh toàn bộ kết cấu đứng cần phải đổ bê tông bằng cốp pha trượt. Áp lực của vữa bê tông và toàn bộ tải trọng sinh ra trong thi công được chuyển sang hệ khung kích. Khung này được đặt cách nhau từ 1.5 - 2.5m. Tại các hệ khung này người ta đặt các kích thuỷ lực để nâng hệ cốp pha lên. Các kích thuỷ lực gắn liền vào khung kích và ôm lấy các thanh trụ bằng sắt, toàn bộ các thanh trụ tỳ lên mặt móng và ngàm vào khối bê tông đã cứng. Mặt trên của cốp pha người ta bố trí hai hệ sàn công tác trong và ngoài. Hai hệ sàn công tác này phục vụ công nhân đi lại và làm vị trí thi công như lắp dựng cốt thép và đổ bê tông, lắp ghép thiết bị, kiểm tra. Hai hệ sàn công tác này được liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp vào khung kích. Phía dưới khung kích đặt hai hệ sàn công tác treo, mục đích để kiểm tra chất lượng bê tông và hoàn thiện công trình.

Toàn bộ hệ thống cốp pha trượt lên liên tục trong quá trình thi công nhờ hệ thống kích thuỷ lực. Sức nâng của một kích thuỷ lực từ 3 – 5 tấn. Những kích thuỷ lực này bám lấy các thanh trụ trong bê tông. Các kích được nối với nhau thành từng chuỗi và được điều khiển qua trạm vận hành của máy bơm trung tâm.

Máy bơm trung tâm có thể vận hành được 80 – 100 kích. Trong thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối người ta chỉ dùng 30 – 40 kích.

Trong một giờ có thể thực hiện được từ 12 đến 20 chu trình di chuyển, như vậy, trong một ngày hệ cốp pha trượt có thể lên được 2.5 - 3 m chiều cao.

Những thanh trụ thép nhận toàn bộ tải trọng của hệ cốp pha, sàn công tác, thiết bị và nguyên vật liệu truyền xuống móng công trình.

Các thanh trụ thép thường có đường kính từ 25 - 32 mm; chiều dài của mỗi thanh thường 4 - 5 m. Người ta nối các thanh thép này lại bằng hàn hoặc vặn ren. Những thanh thép này có thể là các thanh thép chịu lực của công trình. Nếu thiết kế không phải là các thanh thép chịu lực trong bê tông thì có thể dùng các ống bao bằng nhựa bọc ngoài thanh trụ thép có đường kính lớn hơn 3 - 5 mm để lấy trụ thép ra khi thi công xong.

Thiết bị dùng để kiểm tra hệ cốp pha trong quá trình thi công là ống thuỷ bình, quả dọi. Nếu điều kiện cho phép, nên dùng máy thuỷ bình và máy kinh vĩ để kiểm tra.

Vị trí đặt thiết bị kiểm tra cần phải xác định cho phù hợp;

Lắp dựng cốp pha trượt:

Việc lắp dựng cốp pha trượt có thể bao gồm các quá trình như sau:

- Sau khi thi công xong móng của công trình ta tiến hành lắp dựng cốp pha.

- Lắp hệ khung kích, lắp kích.

- Lắp các thiết bị kiểm tra.

- Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha, kiểm tra sự làm việc của hệ kích, máy bơm dầu .v.v.

Sau khi trượt hết chiều cao của công trình, người ta cho hệ cốp pha trượt cao hơn cốt của công trình độ 0.5 - 0.6 m, sau đó tháo dần các bộ phận ra nhờ một cần cẩu.

Báo giá thi công cốp pha leo

Cốp pha leo dùng để đổ bê tông những công trình có chiều cao lớn, như: xi lô, ống khói, đập nước, tượng đài.v.v...

Việc thi công bằng cốp pha leo phụ thuộc vào tính chất và thời hạn đổ bê tông của công trình v.v

Sử dụng cốp pha leo cho phép bỏ được toàn bộ dàn giáo chống từ mặt đất đến độ cao công trình cần thi công.

Bê tông sau khi đổ, đạt cường độ cho phép, cốp pha đợt dưới đựơc tháo ra để lắp lên đợt trên .

Cốp pha được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau, những dạng thường gặp trong thực tế gồm:

- Cốp pha có chiều cao nhỏ (1.2 m), lắp – tháo bằng thủ công, đợt cốp pha trên nối với cốp pha dưới bằng khớp, điều chỉnh phương của cốp pha bằng bu lông, tạo ra một lực xoáy quanh khớp.

Cốp pha leo có chiều cao nhỏ

1 - Sàn thao tác trên, 2 - Sàn thao tác dưới, 3 - Giá treo, 4 - Bu lông điều chỉnh, 5 - Khớp xoay, 6 - Giá treo, 7 - Bu lông neo, 8 - Tường bê tông

Cốp pha có chiều cao lớn (1.8 - 2.4 - 3 m), lắp - tháo cơ giới. Giữ cốp pha bằng bu lông, neo vào đợt bê tông đã đổ ở dưới; điều chỉnh phương của cốp pha bằng các bu lông bố trí ở gần mút phía dưới sườn đứng của cốp pha (bu lông điều chỉnh coi như cái kích tỳ vào thành bê tông đã đổ ở đợt dưới )


xaydung