Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Hiệu suất sử dụng phân bón urê

Mối tương quan giữa các mức bón N và hiệu suất sử dụng phân bón urê của rễ, thân và lá của cây cao su (giống PB 260)

Hiệu suất sử dụng phân bón urê của rễ, thân và lá cây cao su PB260 trồng trên đất xám bạc màu với mức bón 1gN/cây tại thời điểm 15, 30, 60 và 90 NSB

Ghi chú: Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 theo phân hạng LSD

ns: sự sai biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa trong thống kê.

Trên cơ sở đặc điểm sinh trưởng của cây cao su chúng tôi chọn 5 thời điểm thu mẫu gồm 15, 30, 60 và 90 NSB. Số liệu ghi nhận được trình bày trong bảng 3.1 phản ánh hiệu suất sử dụng urê của từng bộ phận trong cây gồm rễ thân lá không có sự khác biệt về thống kê tại các thời gian 15, 30, 60 và 90 NSB. Điều này chứng tỏ rễ, thân và lá đều có nhu cầu N như nhau sau ba tháng được bón phân urê. Mặt dù vậy, số liệu cũng cho thấy khi bón 1gN hiệu suất sử dụng phân có xu thế gia tăng trong khoảng thời gian 15NSB đến 60NSB cụ thể ở rễ hiệu suất tăng từ 0,034 % -1,487%; ở thân tăng từ 0,023% - 1,487%; ở lá hiệu suất sử dụng phân tăng mạnh từ 0,043% - 2,830% tức tăng 2,79 %. Tuy nhiên, 90NSB hiệu suất sử dụng phân giảm, ở rễ và thân giảm 1,424% và lá giảm 2,76%.

Hiệu suất sử dụng phân bón urê của rễ, thân và lá cây cao su PB260 trồng trên đất xám bạc màu với mức bón 2gN/cây tại thời điểm 15, 30, 60 và 90 NSB

Ghi chú: Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 theo phân hạng LSD

ns: sự sai biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa trong thống kê.

Ở mức bón 2gN hiệu suất sử dụng phân của rễ, thân và lá cũng không có sự khác biệt về thống kê tại các thời gian 15, 30, 60 và 90 NSB, kết quả được thể hiện trong bảng 3.2. Hiệu quả sử dụng phân cao nhất ở rễ, thân và lá đều được ghi nhận tại thời điểm 60NSN. Xu hướng hấp thụ phân của rễ, thân và lá gia tăng từ 15NSB đến 60NSB, sau đó bắt đầu giảm đều ở thời điểm 90NSB. So sánh với kết quả của H.C.Guo, 2010 hiệu suất sử dụng phân của lá là 8,06% với mức bón 2gN thì hiệu suất sử dụng phân cao nhất của lá ở 60NSB là 2,83% là thấp hơn gần 4 lần.

Hiệu suất sử dụng phân bón urê của rễ, thân và lá cây cao su PB260 trồng trên đất xám bạc màu với mức bón 3gN/cây tại thời điểm 15, 30, 60 và 90 NSB

Ghi chú: Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 theo phân hạng LSD

ns: sự sai biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa trong thống kê.

Theo kết quả của bảng 3.3, hiệu suất sử dụng phân cao nhất ở thời điểm 30NSB. Đặc biệt, giữa các bộ phận rễ, thân và lá hiệu suất sử dụng phân có sự khác biệt về mặt thống kê. Điều này cho thấy giữa các bộ phân của cây cao su có sự khác nhau trong việc hấp thụ N. Hiệu suất sử dụng phân của rễ và lá 30NSB đều cao hơn hiệu suất sử dụng phân của thân điều này cho thấy giai đoạn này rễ và lá cần nhiều dinh dưỡng để tạo sinh khối. Kết quả này phù hợp với khối lương tươi và khô của rễ và lá cũng cao hơn trọng lương tươi và khô của thân tại thời điểm 30NSB. Từ 60-90NSB hiệu suất sử dụng phân giảm. Ở thời điểm 60NSB hiệu suất sử dụng phân của rễ, thân và lá có sự khác nhau về mặt thống kê. Ở giai đoạn này rễ và thân mặt dù có hiệu suất sử dụng phân giảm nhưng vẫn cao hơn hiệu suất sử dụng phân của lá.

Hai thông số khối lượng N cây hút từ phân (N HTP) và hiệu suất sử dụng phân N có vai trò quan trọng trong canh tác cây trồng nói chung và trong canh tác cây cao su nói riêng. Theo kết quả của bảng 3.4, đối với cả 3 mức bón N, khối lượng N HTP của cây cao su có xu hướng tăng và đạt giá trị cao nhất ở 60NSB và sau đó giảm ở 90NSB. Tại các thời điểm 15, 30, 60 và 90NSB khối lượng NHTP rất khác nhau thể hiện qua sự khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê. Nhìn chung, rễ ở mức bón 3gN luôn có khối lượng NHTP cao hơn hẳn (gần 8 lần) so với các mức bón 1gN và 2gN. Điều này có thể giải thích do cây cao su thí nghiệm là cây 1 năm tuổi so với các bộ phân khác rễ cây rất lớn. Mặt khác, vì cây được chuyển từ bầu ươm sang trồng chậu nên cây cần dinh dưỡng để phát triển và ổn định hệ rễ.

Lượng N cây hút từ phân và hiệu suất sử dụng phân bón urê của cây cao su PB260 trồng trên đất xám bạc màu với các mức bón 1gN, 2gN và 3gN

Lượng N cây hút từ phân và hiệu suất sử dụng phân bón urê của cây cao su PB260 trồng trên đất xám bạc màu với các mức bón 1gN, 2gN và 3gN

Ghi chú: Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 theo phân hạng LSD

** sự sai biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa trong thống kê, * sự sai biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa trong thống kê, ns sự sai biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa trong thống kê.

Đối với cả 3 mức bón, hiệu suất sử dụng phân cao nhất được ghi nhận tại thời điểm 60NSB cụ thể riêng đối với trừng mức bón thứ tự hiệu suất hấp thu phân sẽ là 3gN, 1gN và 2gN ứng với hiệu suất là 18,90%; 6,40% và 3,71%. Tính đến thời điểm 90NSB tổng % hiệu suất cây hút từ phân đối với ba mức phân bón 1gN, 2gN, 3gN theo thứ tự là 9,33%; 6,09%; 31,31%. Kết quả này cho thấy tỉ lệ thất thoát phân rất lớn. Theo số liệu về thời tiết như đã nêu trong phần vật liệu và phương pháp thí nghiệm, thời gian tiến hành thí nghiệm là những tháng có lương mưa tương đối lới điều này cũng góp phần rất lớn tạo nên hiện tượng thất thoát phân sau khi bón.

Kết luận

Các mức bón cho mỗi cây cao su PB260 giai đoạn 1 năm tuổi 1gN, 2gN và 3gN có hiệu suất sử dụng phân bón urê của rễ, thân và lá đều có xu hướng tăng từ 15NSB - 60NSB, sau đó giảm ở 90NSB.

Hiệu suất sử dụng phân bón urê của rễ và lá ở 30NSB của mức bón 3gN cao hơn nhất 4,34% và 4,98%

Lượng NHTP và hiệu suất sử dụng phân bón urê của cây cao su PB260 đều có  xu hướng tăng từ 15NSB đạt cao nhất ở 60NSB sau đó giảm ở 90NSB.

Tổng % hiệu suất cây hút từ phân đối với ba mức phân bón 3 1gN, 2gN, 3gN đến 90NSB theo thứ tự là 9,33%; 6,09%; 31,31%.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTH