Sàn là bộ phận kết cấu xây dựng đồng thời được thiết kế khi hoàn thiện làm hai nhiệm vụ chịu lực và bao che của nhà phố. Thiết kế làm kết cấu chịu lực, sàn chịu tất cả các loại tải trọng thường xuyên và tạm thời tác động lên đo trọng lượng, bản thân của tường vách, thiết bị, đồ đặc ... và lực động của người vật đi lại bên trên để truyền xuống các kết cấu gối đỡ như tường, cột. Kết cấu Sàn còn được thiết kế coi như một sườn nằm ngang để giằng, liên kết các tường đứng hay các cột đứng với nhau bảo đảm tính ổn định và độ cứng chung của toàn nhà phố đồng thời để truyền lực xô ngang vào tường và cột. Nhiêm vụ ngăn che của sàn nhà là phân chia không gian kiến trúc trong nhà phố thành các tầng khác nhau, bảo đảm cho từng không gian có chế độ nhiệt, ẩm cũng như mức ồn theo yêu cẩu. Do tính chất làm việc hai mặt như vậy mà cấu tạo sàn thường gồm hai phần chính (hình 5.1): kết cấu chịu lực của sàn và cấu tạo mặt sàn.
Đơn giá xây dựng hoàn thiện sàn nhà phố của công ty Phương Nam;
Đơn giá hoàn thiện sàn nhà phố năm 2020 với gạch 600x600 bóng bóng kính toàn phần là 500.000VNĐ/m2.
Đơn giá xây dựng hoàn thiện sàn nhà phố trên đã bao gồm chi phí nhân công thi công hoàn thiện sàn nhà phố.
Hình 5.1. Hai phần chính cấu tạo nên sàn
Sàn nhà phố được thiết kế với phần kết cấu chịu lực của sàn cần bảo đảm các yêu cầu bền chắc, vững cứng, đơn giá thi công phù hợp, công nghiệp hóa, phòng cháy cũng như mỹ quan và tính chất sử dụng.
Yêu cầu bền chắc của sàn thể hiện ở chỗ sàn có thể chịu được tất cả các tải trọng tác động lên mà không có hiện tượng bị phá hống trong suốt quá trình sử dụng nhà phố. Yêu cầu này sẽ đo kỹ sư thiết kế kết cấu tính toán quyết định. Tính vững cứng của sàn thể hiện ở độ vống của nó. Độ võng này phải nhó hưn độ vống cho phép trong tính toán và sử dụng.
Sàn là bộ phận chiếm khá nhiều kinh phí trong toàn bộ đơn giá xây dựng và hoàn thiện nhà phố vì thể không thể không chú ý đến yêu cầu đơn giá xây dựng nhà phố khi Phương Nam muốn phấn đấu hạ giá thành công trình, đơn giá thi công hoàn thiện của các sàn giữa các tầng nhà phố (sàn trung gian) gồm cả giá thành lớp mặt sàn và các vật liệu cấu tạo lớp này, chiếm khoảng 18 - 20% tổng đơn giá thi công nhà phố. Đơn giá nhân công thi công hoàn thiện sàn nhà phố chiếm 20 - 25% đơn giá thi công nhà phố. Còn giá thành riêng của lớp mặt sàn các nhà ở và nhà công cộng, tùy theo cấu tạo của mặt sàn mà có thể chiếm từ 50 đến 100% giá thành phần chịu lực của sàn; về khối lượng lao động thì gấp 2 - 3 lần so với lao động cần thiết để thi còng phần chịu lực. Yêu cầu kinh tế đòi hỏi sàn phải được công nghiệp hóa (áp dụng cấu kiện điên hình, gia công sẵn và lắp ráp ngoài công trường) phải nhẹ và có chiều dày cấu tạo tối thiểu vì nếu tăng chiều dày sàn tức tăng chiều cao tầng nhà do đó mà năng cao giá thành xây dựng chung (trong các nhà dân dụng hiện đại, bề dày tổng cộng của sàn thường khoảng 200 - 300 mm). Sàn còn phải có tính chống cháy cao thể hiện ở chỗ có giới hạn chịu lửa lớn, khó cháy . Do đó, vật liệu làm sàn (chủ yếu là phần chịu lực) nên là vật liệu khó hay không cháy và chịu được nhiệt độ cao mà không làm biến dạng kết cấu gây ra mất ổn định cục bộ hay toàn bộ cho công trình. Những trường họp khác phải có biện pháp phòng cháy thích đáng. Như với sàn gỗ thì các dầm chịu lực phải được quét phủ lớp vật liệu khó cháy, sàn dầm thép thì các đầm này cần được bọc một lớp thạch cao amiăng. Sàn nói chung còn một số yêu cầu khác chủ yếu do lớp mặt sàn bảo đảm như cách âm, cách ẩm, chống thấm, phải đẹp, không sinh bụi, và ấm... ta sẽ nghiên cứu kỹ trong phần mặt sàn. Ngoài hai phần chính là phần chịu lực và mặt sàn, sàn còn một bộ phận phụ là trần sàn. Trần sàn sẽ không cần đối với sàn tầng hầm nhưng với các sàn của tầng trung gian và hầm mái, Lớp trần sàn sẽ làm phòng thêm mỹ quan và bảo đảm được một số các yêu cầu đặc biệt như cách âm, cách nhiệt. . .
Phân loại sàn nhà phố
Theo thiết kế kết cấu nhà phố
Theo giải pháp kết cấu của bộ phận chịu lực sàn phân ra hai loại chính là sàn dầm và sàn không dầm.
Trong loại sàn dầm, kết cấu chịu lực chính là các dầm đặt song song cách đều nhau, bên trên gác các tấm chịu lực. Loại này ít thông dụng vì làm giảm chiều cao có ích của tầng nhà và đôi khi làm giảm độ chiếu sáng tự nhiên (khi dầm đặt song song với tường ngoài).
Trong loại sàn không dầm, kết cấu chịu lực là các tấm phẳng đặc hay rỗng.
Loại này gặp phổ biến hơn vì đã phần nào khắc phục được các nhược điểm của loại trên.
Theo vật liệu thi công xây dựng nhà phố
Tùy theo vật liệu dùng để cấu tạo các bộ phận chịu lực của sàn người ta chia ra ba loại sau:
Sàn gỗ.
Sàn bê tông cốt thép.
Sàn dầm thép.
Trước dày các sàn gỗ được áp dụng rộng rãi không chỉ trong các nhà gỗ mà cá các nhà cạch với số tầng bất kỳ. Hiện nay chỉ hay dùng trong các loại nhà gỗ hay các nhà gạch dưới bốn tầng ở các địa phương, sẵn gỗ.
So với sản gỗ, sàn bê tông cốt thép có những ưu điểm hơn nên ngày nay được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy theo biện pháp thi công nhà, sàn bêtông cốt thép lại chia ra sàn toàn khối và lắp ghép. Sàn bê tông lắp ghép cho phép công nghiệp hóa xây dựng cao hơn nên phạm vì ứng dụng rộng rãi hơn nhiều so với sàn bêtông cốt thép toàn khối.
Sàn dầm thép vì chiếm nhiều vật liệu hiếm đắt nên đơn giá cao, hiện nay không dùng trong xây dựng hoàn thiện nhà phố và các nhà dân dụng thông thường. Vì thể trong sách này ta không nghiên cứu loại sàn này.