Kỹ thuật thi công xây tường nhà ở dân dụng
Yêu cầu về vật liệu xây dựng; Gạch xây phải có cường độ kích thước, phẩm chất theo quy định của thiết kế. Các viên gạch phải sạch, có độ ẩm cần thiết. Vữa xây phải đảm bảo đúng loại và đúng mác theo yêu cầu được trộn đều và có độ dẻo theo quy định. Khi thi công xây tường, trụ nhà ở độ dẻo từ 9 ÷13, khi xây lanh tô vỉa từ 5 ÷6
Yêu cầu về chất lượng khối xây: Khối xây phải đúng vị trí, đúng hình dáng và kích thước, có đủ các lỗ chừa sẵn theo quy định của thiết kế và phương án thi công. Khối xây phải đặc chắc, nghĩa là tất cả các mạch vữa phải đầy, mạch ngoài được miết gọn. Những chỗ ngừng khi xây tiếp phải làm sạch và tưới ẩm. Từng lớp xây phải ngang bằng. Khối xây phải thẳng đứng, phẳng mặt. Thi công góc của khối xây phải theo đúng thiết kế. Mạch đứng của khối xây không được trùng nhau, phải lệch nhau ít nhất.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thi công khối xây nhà ở dân dụng:
Chất lượng của khối xây được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu về vị trí, tim trục của khối xây. Chỉ tiêu về độ ngang bằng, chiều cao của khối xây. Chỉ tiêu về độ thẳng đứng, vuông góc của khối xây. Chỉ tiêu về độ phẳng mặt của khối xây. Chỉ tiêu về độ đặc chắc, so le của mạch vữa.
Nếu sai lệch thực tế của khối xây nằm trong giới hạn sai lệch cho phép thì phải điều chỉnh dần khi xây tiếp
Nếu sai lệch thực tế lớn hơn thì phải gỡ ra, xây lại
Thao tác xây cơ bản
Cầm dao, nhặt gạch: Khi cầm dao ngón tay cái đặt lên cổ dao, 4 ngón kia và lòng bàn tay nắm chặt chuôi dao
Khi nhặt gạch: Bàn tay trái úp xuống cầm vào giữa viên gạch. Trường hợp gặp viên gạch cong thì phải đảm bảo sao cho mặt cong ở phía dưới để khi đặt gạch vào khối xây viên gạch dễ ổn định
Xúc vữa; Đưa lưỡi dao chéo xuống hộc vữa, lấy một lượng vữa vừa đủ để xây 1 viên gạch
Kết hợp cầm gạch và xúc vữa
Chú ý: Trong quá trình thực hiện động tác cầm gạch, xúc vữa thường kết hợp với nhau. Người thợ quan sát cầm gạch rồi xúc vữa ngay, không nên xúc vữa trước rồi mới cầm gạch. Khi cầm gạch mặt cong lõm để xuống dưới
Trường hợp viên gạch phải sửa : Chặt ngắn cho đúng kích thước rồi mới xúc vữa
Sửa gạch bằng dao
Đổ, dàn vữa;
Vữa được đổ dài theo chiều dài viên gạch định xây. Mũi dao dàn đều vữa và sửa gọn mạch ở 2 bên
Rải vữa; a. Rải vữa dọc b. rải vữa ngang
Đặt gạch; Tay cầm gạch đưa từ ngoài vào hơi chếch để đùn vữa lên mạch đứng, đồng thời tay hơi day nhẹ (Khi xây tường 220 trở lên)theo chiều dọc tường để viên gạch ăn phẳng với dây cữ, khi cần mới dùng dao điều chỉnh sao cho mép dưới của viên gạch trùng với mép trên của hàng gạch đã xây, mép trên viên gạch ngang bằng dây
Đặt gạch
Gạt, miết mạch: Khi viên gạch đã nằm đúng vị trí dùng dao gạt vữa thừa ở mặt ngoài tường đổ vào mạch ruột hoặc vào chỗ định xây tiếp. Dùng mũi dao miết dọc theo mạch cho mạch được gọn và chặt
Gạt mạch ngang
Trên đây là những thao tác cơ bản để xây một viên gạch tường 220. Nhưng trên thực tế còn có tường với chiều dày nhỏ hơn như tường 110, tường 60 hoặc tường xây bằng gạch rỗng có nhiều lỗ, khi thao tác các loại tường này cần chú ý:
Đối với tường 60 là tường có chiều dày bằng chiều dày viên gạch nên khi xây phải dùng dao lấy vữa miết lên đầu viên gạch, rải vữa, đặt gạch, không day đi, day lại, dùng dao điều chỉnh nhẹ theo phương thẳng đứng cho ngang bằng dây cữ, tuyệt đối không được điều chỉnh theo phương ngang
Thi công tường xây nhà ở bằng gạch rỗng cần chú ý khi đặt gạch không chúi đầu viên gạch xuống để tạo mạch đứng, hạn chế việc điều chỉnh bằng dao vì làm cho gạch vỡ. Có thể dùng bay để xây, khi điều chỉnh dùng chuôi bay để điều chỉnh
Thao tác nhặt gạch, xúc vữa, rải vữa, chỉnh gạch, vét mạch đúng trình tự,
Khối xây tường 220 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Định mức: Xây được 50 ÷ 80 viên gạch 60 x 110x 220 tường 220 trong 1 giờ
Xây móng
Cấu tạo móng: Cấu tạo của móng gồm có lớp lót và lớp chịu lực
Cấu tạo chung của móng
1. Lớp lót, 2. Tảng móng, 3. Tường móng
Lớp lót móng có tác dụng tạo độ phẳng và điều chỉnh độ sâu đáy móng. Được làm bằng xỉ, đá dăm, bê tông lót, bê tông gạch vỡ. Lớp lót thường dày từ 5÷10 cm, rộng hơn đáy móng mỗi bên 5÷10cm.
Lớp chịu lực của móng gồm có tảng móng và tường móng. Tảng móng có tác dụng truyền tải trọng của công trình vào nền đất. Bề rộng của tảng móng được xác định theo thiết kế.
Tảng móng thường có 2 dạng: Tảng cân và lệch.
Cấu tạo của móng gạch
Yêu cầu kỹ thuật xây móng:
Ngoài các yêu cầu chung của khối xây gạch, yêu cầu của móng còn có:
Không được để mỏ nanh hay mỏ hốc khi xây móng
Phải có biện pháp bảo đảm, không đi lại trên khối xây làm bẩn và long mạch khối xây
Khi xây không để chiều cao giữa các tường móng chênh nhau quá 1, 2 m
Phải để đúng, chính xác các lỗ chừa sẵn trong thân móng, các lỗ có kích thước lớn thì phía trên phải xây cuốn
Trình tự xây móng:
Vệ sinh lớp lót đáy móng, kiểm tra cao độ của lớp lót: Đảm bảo lớp lót sạch và phẳng. Chỗ nào chênh cao quá phải sử lý bằng bê tông.
Xác định tim trục của móng:
Dùng dây căng ngang bằng giữa các cọc mốc của 2 trục ngang và dọc móng. Từ vị trí giao nhau của 2 tim dùng dọi để xác định điểm giao nhau đó trên mặt lớp lót
Căng dây vạch các đường trục ở các góc móng đồng thời truyền các tim trục vào thành hố móng
Xác định kích thước lớp dưới cùng của móng
Đo từ tim móng về 2 phía của trục móng một đoạn bằng kích thước thiết kế. Đó là phạm vi xây lớp cuối cùng.
Xây mỏ:Mỏ được xây tại vị trí các góc của móng, chố giao nhau giữa móng ngang và móng dọc. Thông thường trước khi xây mỏ lớp gạch cuối cùng của móng đã xây xong. Khi xây mỏ dựa vào dấu vạch, ni vô để xây, chú ý dật cấp của móng. Xây xong một lớp móng phải kiểm tra lại tim, đánh dấu lên ngay mặt cấp đó. Mỏ móng cũng như mỏ tường có 3 loại: mỏ dật, mỏ nanh và mỏ hốcXây giữa 2 mỏ: Căng dây để xây. Nếu móng rộng căng ở cả 2 bên. , do móng có bề rộng lớn có thể dùng xẻng để xúc và rải vữa
Kiểm tra đánh giá chất lượng khối xây:
Kiểm tra chất lượng khối xây móng căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật là khối xây phải đúng vị trí, đảm bảo kích thước, ngang bằng và phẳng, mạch vữa phải no đủ.
Đối với xây móng thì quy phạm cho phép như sau: Bề dày : 15 mm
Xê dịch so với trục tim: 10 mm Sai lệch chiều thẳng đứng 10 mm
Độ ngang bằng trong phạm vi 20 m là 20mm Độ gồ ghề theo phương thẳng đứng là 5mm
Nếu sai lệch nằm trong giới hạn trên thì cần điều chỉnh trong quá trình giác tường. Nếu vượt quá thì phải dỡ ra xây lại.
Những sai phạm thường gặp:
Mỏ dật mớm: Là mỏ có viên gạch đua ra ngắn tới 1/4 chiều dài viên gạch, gây ra trùng mạch. Nguyên nhân do sử dụng các viên gạch có chiều dài không đều hoặc khi xây không dùng viên 3 /4
Gẫy mạch chỗ tường tiếp giáp với mỏ: Do mỏ ở 2 đầu không cao bằng nhau và không dùng cữ, không kiểm tra thường xuyên
Tường mỏ không thẳng đứng: Do không thường xuyên kiểm tra, do thước cữ, dây lèo không chính xác, bị xê dịch trong quá trình xây
Mỏ bị vênh, vặn: Do góc của mỏ không vuông, do xây tường mỏ riêng rẽ.
Vệ sinh môi trường và an toàn lao động:
Khi xây xong móng phải thu dọn vữa, gạch rơi vãi. Lấp đất cát đều 2 bên