Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 23/11/2024 - Vietnam12h.com Application
 Tổng quan hiện tượng kết khối phân bón đạm urê

Liên kết kết dính hình thành khi các phần tử của hệ tinh thể ion tương tác tĩnh điện với nhau để định dạng lại các khuyết tật điểm trên lớp bề mặt. [22].

Liên kết pha lỏng hình thành khi sản phẩm hút ẩm quá mức (Wp>> Wc), tạo ra lớp dung dịch bão hòa trên bề mặt hạt hoặc các bóng nước giữa các hạt. Lực mao dẫn phát sinh kéo các hạt đơn lẻ kết tụ lại với nhau thành một khối lớn hơn. Liên kết pha lỏng có bề mặt tiếp xúc lớn hơn liên kết pha rắn và liên kết kết dính nhưng lại có độ bền tiếp xúc nhỏ hơn cả (0,1 – 1,0 MPa) [22]. Khi nhiệt độ thấp, liên kết pha lỏng có thể tạo ra khối đông kết với ơtecti của tổ hợp muối-nước.

Liên quan đến vấn đề kết khối trong phân bón, có thể có một số cách gọi khác nhau như vón cục [3,7,8], dính bết [4], kết khối [1] ... song trên thực tế, đây là các quá trình khác nhau hoàn toàn về bản chất. Phân bón bị kết khối do liên kết kết dính được gọi là “vón cục”, do liên kết pha lỏng gọi là “dính bết”. Tất cả các loại muối và phân bón đều có thể bị “vón cục” hoặc bị “dính bết’’ nhưng chỉ các sản phẩm chứa các loại muối có hệ số khuếch tán trong của dung dịch cao Dp > 1.10-9 m2/s (ví dụ như NH4Cl, NH4NO3, KCl, urê,...) mới bị “kết khối” [22].

Khái niệm “kết khối” được sử dụng trong trường hợp các hạt vật liệu dạng rời liên kết có điều kiện với nhau thành hạt có kích thước lớn hơn bởi các liên kết pha rắn mới hình thành từ quá trình khuếch tán giữa các lớp bề mặt, quá trình tái kết tinh trên lớp bề mặt hoặc quá trình phát triển hạt và vi cấu trúc, kèm theo sự giảm năng lượng và bề mặt riêng của vật liệu. Như vậy, kết khối là một trong các nguyên nhân làm cho sản phẩm phân bón bị mất độ rời phân tán ban đầu [22]. Tuy nhiên, nguyên nhân này có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm nên trong lĩnh vực phân bón, khái niệm “kết khối“ (hoặc kết tảng, đóng tảng) được sử dụng chung cho cả ba trường hợp, thay cả cho cả các khái niệm “vón cục“ và “dính bết“.

Độ kế t kh ố i hay hệ số kết khối có thể xác định bởi tỷ lệ giữa các tiếp xúc tạo thành liên kết kết khối và tổng số các tiếp xúc trong khối hạt. Đối với các sản phẩm đồng nhất về cỡ hạt, đại lượng này tương đương với tỷ lệ giữa khối lượng hạt bị kết tụ (ma) và tổng khối lượng hạt khảo sát (mo):

б= ma/mo    (1.1)

Đối với các sản phẩm không đồng nhất về cỡ hạt, việc xác định độ kết khối phức tạp và kém chính xác hơn. Tuy nhiên để đơn giản hóa, việc xác định độ kết khối vẫn được áp dụng theo công thức (1.1).

Trên thực tế, hệ số kết khối thường được xác định bằng cách phân loại sản phẩm qua sàng rồi tính toán tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm trên sàng và khối lượng chung của sản phẩm.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDTC