Chất lượng nước một số ao nuôi thuỷ sản nhằm đưa ra những phương pháp xử lý tự nhiên, dùng hóa chất xử lý nước PAC hay dùng hóa chất thủy sản MgCl2 để tối ưu hoá ao nuôi và bảo vệ môi trường
Ngày nay việc phát triển các ao nuôi ở các vùng nông thôn của nước ta đang phát triển mạnh. Bên cạnh những giá trị kinh tế to lớn do việc nuôi các loài thuỷ sản mang lại cũng gặp không ít những rủi ro bởi rất nhiều lý do khách quan và chủ quan. Trong những lý do đó vấn đề mà mọi người đang quan tâm là sử dụng hóa chất thủy sản “MgCL2” tăng hàm lượng Mg, tăng chất lượng nước liệu có bảo đảm được cho phát triển của các loài nuôi hay không? Đồng thời lượng nước trong các ao nuôi thải ra môi trường nguyê cứu sử lý bằng hóa chất xử lý nước PAC để đạt được tiêu chuẩn cho phép về phương diện bảo vệ môi trường.
Theo những điều tra gần đây cho thấy hầu như tất cả những ao nuôi của các hộ nông dân chỉ sơ sài là vấn đề đắp đất, đào ao, thả vôi, lưu thông nước … chứ chưa nghĩ đến chất lượng nước có cho phép để nuôi, chưa áp dụng biện công nghệ hay hóa chất thủy sản, hóa chất xử lý nước. Hơn nữa hầu như chưa hiểu biết thấu đáo sự phát triển đổng thời của tổng thể các loại sinh vật trong ao nuôi (vi khuẩn, tảo, động vật phù du, động vật đáy… ) nhằm tận dụng chúng để làm tăng năng suất nuôi và tránh các rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Với tính cấp thiết của vấn đề và nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân chúng tôi Phương Nam đã nguyên cứu nhập khẩu các loại hóa chất thủy sản ‘MgCl2” tăng hàm lượng Mg trong nước. Nhập khẩu hóa chất xử lý nước “PAC” với mục đích đảm bảo chất lượng nước thải từ một số ao nuôi thuỷ sản. cùng với các nguyên xử lý nước tự nhiên để tối ưu hoá ao nuôi và bảo vệ môi trường.
Nguyên cứu nuôi thủy sản kết hợp hệ thống vườn ao chuồn với hóa chất thủy sản MgCl2
Chất thải của động vật vào trong ao phải được điều tiết bằng cách làm một hệ thống chắn hay còn gọi là một ao lắng sơ cấp. Ở đây chất thải sẽ được phân hủy bởi bọn vi khuẩn yếm khí và kỵ khí không bắt buộc, sau đó chất thải sau khi được phân hủy sẽ theo theo nước tràn qua hệ thống chắn đi ra ngoài ao và chính chất thải đã được phân hủy này sẽ là nguồn thức ăn cho tảo và tảo sẽ là thức ăn chính cho động vật thủy sinh. Ngoài ra trong hệ thống này còn có sự phát triển của bọn động vật phù du cũng là nguồn thức ăn cho thủy động vật nuôi. Trên mặt nước của bể lắng sơ cấp có thể thả bèo Nhật bản (một loại bèo phát triển ưu thế trong vùng này) chúng có khả năng xử lý rất tốt một số chất hữu cơ và khả năng loại bỏ BOD rất cao [11]
Trong ao nuôi có thể thả thêm một số loài thực vật thủy sinh bậc cao, chúng có thể loại bỏ một số lượng lớn N và P [5] liên kết đồng thời chúng có khả năng sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời vô hạn để tạo ra sinh khối cho thủy vật và là nguồn thức ăn cho động vật nuôi, kết hợp hóa chất thủy sản Mgcl2 tăng Mg cho ao nuôi.
Thiết lập một hệ thống lưu thông nước tốt, việc bỏ hoang một só vùng cho sự phát triển ào ạt của bèo nhật bản cũng như cỏ dại đã làm ảnh hưởng đến sự lưu thông nước giữa các ao nuôi và trong vùng nuôi. Hiện tượng hỗn độn này đã làm cho nước bị ứ đọng một số nơi làm cho ô nhiễm hữu cơ xảy ra mạnh, lượng bùn lắng đọng quá lớn dẫn đến việc lưu thông của nước kém làm cho chất lượng nước giảm mạnh điều này ảnh hưởng rất lớn đến động vật nuôi trong vùng. Nếu không có những biện pháp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn cho sau này với tốc độ và quy mô nuôi ngày càng cao như hiện nay.
Trong một số phương pháp chúng tôi nêu ra là nhằm tạo ra một chuỗi thức ăn sinh thái trong trong hệ thủy sinh, tạo ra một sự cân bằng trong hệ thống sinh thái trong đó các mắc xích nối kết với nhau một cách chặt chẽ và hoạt động hiệu quả đồng thời chúng có thể tự điều tiết được và cuối cùng là tạo ra sinh khối lớn là động vật nuôi nhằm nâng cao năng suất nuôi đồng thời bảo vệ được môi trường nước trong ao cũng như lượng nước thải ra từ ao nuôi đạt tiêu chuẩn cho phép không gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.