Trong nam 2022, do tình hình xăng dầu, chi phí vận chuyển và các yếu tố đầu vào của sản xuất phân bón nói chung và phân đạm urê nói riêng các nước trên thế giới đều có biến động theo xu thế tăng làm cho giá phân bón hay phân đạm urê trên thị trường thế giới tăng và có diễn biến rất phức tạp, gây ra nhiều khó khăn cho người bán lẫn người mua phân.
Thời gian qua, Phương Nam nhập khẩu và cung ứng phân bón nói chung và phân đạm urê được thực hiện theo cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay để nhập khẩu nên phải tính toán rất chặt chẽ để hạn chế rủi ro, thua lỗ.
Mặt khác, nhu cầu phân bón lại theo mùa vụ và điều kiện của từng vùng, đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu, cung ứng đều phải bố trí lịch hàng về tương đối sát với thời vụ mà nông dân cần để tránh lưu kho, giảm giá thành.
Giá cả phân bón và phân đạm urê là những gì mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Phương Nam và tạo ra chi phí cho khách hàng để họ có được sản phẩm từ cửa hàng. Nói theo cách khác thì giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơi nhất định
Giá bán là một yếu tố quan trọng trong quá trình thương mại hóa sản phẩm. Chúng ta bán sản phẩm với giá nào ? Làm thế nào đề tính toán giá bán sản phẩm? Những câu hỏi này cần được trả lời chính xác. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ xem xét định giá bán một sản phẩm
Tính giá bán phân bón và phân đạm urê mua đi – bán lại
Giá mua phân bón và phân đạm urê là căn bản cho việc tính toán giá bán. Trừ khi chúng ta muốn bán lỗ, giá bán ra bao giờ cũng cao hơn giá mua vào.
Nếu một nhà cung ứng bán một bao phân 50kg với giá 750 ngàn cho chúng ta, chúng ta phải bán lại cho nông dân với giá cao hơn 750 ngàn đồng/bao nếu muốn có lợi nhuận.
Giá mua phân bón và phân đạm urê là giá mà chúng ta phải trả cho nhà cung ứng. Nếu nhà cung ứng thêm vào giá gốc một số chi phí khác như thuế, chi phí đóng gói, vận chuyển, giao hàng… các chi phí này được cộng dồn vào giá mua. Nếu bao phân
750 ngàn phải đóng thuế 10%, vị chi 75 ngàn, giá phân bây giờ là 825 ngàn. Hơn nữa, nếu nhà cung ứng đòi 5 ngàn tiền bao bì cho mỗi bao phân 50kg, giá mua bây giờ là 830 ngàn cho mỗi bao phân 50 kg.
Bây giờ chúng ta phải tính các chi phí liên quan tới việc bán sản phẩm này. Các chi phí cố định như tiền công, thuê kho chứa, khấu hao vận chuyển vàcác chi phí biến đổi như xăng dầu, bốc dỡ. Để bán mỗi bao phân, chúng ta phải trả một số chi phí. Cần phải bốc dỡ, vận chuyển về kho, tồn trữ phân một thời gian, và trả lương cho nhân viên bán. Nếu giá mua 1 bao phân là 830 ngàn đồng, chúng ta có thể thêm vào giá này 15% cho tất cả các chi phí bán hàng, vị chi là ngàn (830 chia 100, nhân 15). Giá mới của một bao phân 50 kg bây giờ là 954.5 ngàn.
Giá mua bao gồm các chi phí liên quan tới việc bán sản phẩm như đã tính ở trên là 1.245 ngàn đồng. Chúng ta có thể thêm vào 5% lợi nhuận (954.5 chia 100 nhân 5), vị chi là 47.7 ngàn đồng. Giá bán bây giờ là 1002.2 ngàn đồng cho một bao phân 50 kg.
Tỉ lệ lợi nhuận tùy thuộc vào tình hình thị trường : chất lượng hàng bán, nhu cầu người mua và số lượng sản phẩm lưu hành trên thị trường. Nếu chi phí tăng làm giá hàng bán của chú ng ta tăng lên cao hơn giá của các sản phẩm tương tự đang lưu hành trên thị trường. Chúng ta không nên tăng tỉ lệ lợi nhuận, bởi vì không nên bán sản phẩm của mình đắt hơn so với thói quen tiêu dùng và độ chi trả sẵn có của khách hàng. Với giá bán cao, sản phẩm sẽ rất khó tiếp cận người tiêu dùng. Do đó chú ng ta cần phải nghĩ cách để cắt giảm chi phí.