Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 17/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Tính toán lượng phân đạm urê nhập khẩu theo lý thuyết của Leamer

Lựa chọn các biến

Về biến phụ thuộc. Lý thuyết cầu đề nghị về lượng phân bón nói chung và phân đạm urê nói riêng là biến phụ thuộc thích hợp, nên ta phải chia các chuỗi giá trị phân đạm urê theo thời gian về nhập khẩu cho giá đạm urê tương ứng để có được biến phụ thuộc tính theo lượng. Khi đó biến phụ thuộc được tính bởi:

M = VM/PM (2-7)

Trong đó: M là lượng phân đạm urê nhập khẩu của một hoặc một nhóm hàng hóa, PM là giá phân đạm urê nhập khẩu hoặc chỉ số giá của phân bón nhập khẩu, VM là giá trị nhập khẩu phân đạm urê. điều hiển nhiên là với đạm urê thuần nhất về mặt chất lượng thì M là thước đo chính xác lượng phân đạm urê nhập khẩu.

Về các biến giải thích. Lượng cầu nhập khẩu được người tiêu dùng mua sẽ phụ thuộc thu nhập của họ, giá phân đạm urê nhập khẩu, và giá các phân bón khác. đề xuất đó đối với một nền kinh tế ta có thể viết hàm cầu nhập khẩu gộp dưới dạng:

M = VM/PM = f(PM, PY, Y)  (2-8)

Trong đó: Y là thu nhập danh nghĩa trong nước, PM là mức giá phân đạm urê nhập khẩu và PY là mức giá của phân đạm urê khác được sản xuất trong nước. Thực tế là mối quan hệ cầu đối với các cá nhân người tiêu dùng có thể được gộp theo cá nhân và theo phân đạm urê để đạt được công thức (2-8) nhờ định lý gộp. Theo lý thuyết cầu phương trình (2-8) có thể viết lại dưới dạng (2-9)

M = f(PM/PY, Y/PY)  (2-9)

Lý thuyết về cầu nhập khẩu vừa đề cập ở trên dựa trên giả thiết cho rằng phân đạm urê nhập khẩu và phân đạm urê được sản xuất trong nước là phân đạm urê thay thế cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn. Tuy nhiên, giả sử phân đạm urê nhập khẩu và phân đạm urê được sản xuất trong nước là phân đạm urê thay thế hoàn hảo, hoặc các độ co giãn theo giá là rất lớn, như trong Hình 2-2: DD là cầu trong nước về phân đạm urê nào đó, SS là cung trong nước. Chênh lệch giữa biểu đồ cầu và cung MM biểu diễn mức cầu vượt- cầu phân đạm urê nhập khẩu- đối với loại phân đạm urê nhập khẩu giống như phân đạm urê sản xuất trong nước. Trên quan điểm thực nghiệm, điểm khác nhau rất quan trọng giữa hai trường hợp trên liên quan tới phương trình (2-8) và được minh họa ở Hình 2-2 là: trong trường hợp, đầu cung trong nước chỉ ảnh hưởng tới phân đạm urê nhập khẩu gián tiếp thông qua tác động của nó tới giá trong nước, còn trường hợp sau cung trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cầu nhập khẩu. Như vậy hàm cầu nhập khẩu cần bao hàm các biến cung trong nước.

Hàm cầu nhập khẩu cơ bản được đề nghị trong trường hợp thứ hai này là: M = f(S, Y, P, PA)  (2-10)

Trong đó: S là một biến làm dịch chuyển hàm cung trong nước, Y là thu nhập danh nghĩa, P là giá chung của phân đạm urê được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài, và PA là giá phân đạm urê nội địa thay thế không hoàn hảo của phân đạm urê đang xem xét, [53].

Chưa có nhiều nỗ lực nghiên cứu khám phá mối quan hệ (2-10) ngoại trừ việc chỉ ra rằng có một loại biến liên quan đến S. Biến S cần phải thể hiện những nhân tố tác động đến cung phân đạm urê cạnh tranh nhập khẩu. điều cần lưu ý ở đây khả năng của ngành công nghiệp cạnh tranh nhập khẩu có thể được phản ánh bằng đầu tư hiện tại. Có thể xét thêm các nhân tố khác bao gồm chi phí các đầu vào như lao động và nguyên vật liệu thô.

Cầu nhập khẩu khi phân đạm urê sản xuất trong nước và nhập khẩu thay thế hoàn hảo để nắm bắt những hiện tượng cầu phức tạp đòi hỏi nhiều hơn hai biến, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xét thêm các biến giải thích cần thiết khác.

Dạng hàm

Các dạng thường được sử dụng nhất là hàm tuyến tính và tuyến tính loga như sau:

M = a + bY/PY + cPM/PY + u  (2-11)

log M = log a1 + b1log(Y/PY) + c1 log(PM/PY) + log u  (2-12)

Trong phương trình (2-11), a là hệ số chặn, b là khuynh hướng nhập khẩu biên, c là hệ số nhập khẩu của giá tương đối, và u là sai số ngẫu nhiên phản ánh những ảnh hưởng thứ yếu khác, được giả thiết là không có tương quan với các biến giải thích. Trong dạng tuyến tính loga độ co giãn theo giá và thu nhập được đo bằng các hệ số b1 và c1 đọc trực tiếp từ kết quả hồi qui (2-12)

Nhược điểm của dạng hàm tuyến tính là độ co giãn theo giá giảm dần khi thu nhập tăng. Do vậy, dạng hàm tuyến tính loga được ưa dùng hơn vì khống chế được độ co giãn bằng hằng số. Theo Khan, M. S. and K. Z. Ross (1977), Dilip Dutta and Nasiruddin Ahmed, nên dùng dạng hàm tuyến tính loga hơn dạng tuyến tính khi mô hình hóa hàm cầu nhập khẩu gộp. Goldstein và Khan cho rằng độ co giãn của cầu nhập khẩu gộp của một nước theo giá thường rơi trong khoảng (-1;-0,5) và theo thu nhập thực tế trong khoảng (1;2). [37], [46]

Trên phương diện lý thuyết, cầu nhập khẩu cần được phân biệt tùy theo cầu về tiêu dùng hay cầu cho sản xuất. Mỗi hiện tượng kinh tế đòi hỏi một tập các biến giải thích phù hợp. Ta có thể bỏ gộp trong phạm vi mỗi nhóm phân đạm urê tuỳ theo tính chất của phân đạm urê thay thế trong nước bằng việc sử lý đặc biệt khi có một phân đạm urê thay thế gần như hoàn hảo sẵn có ở trong nước, [53].