Cửu Long Co LTD
Cung cấp hoá chất xử lý nước thải PAC
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
Cách bón phân ure-Gold cho cây lúa năng suất cao

Chiều cao cây

Chiều cao cây lúa có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở các giai đoạn sinh trưởng ở cả 2 vụ. Tuy nhiên, các nghiệm thức có bón phân ure thường và ure-Gold chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chỉ khác biệt so với NT7 không bón phân. Như vậy không bón phân NPK làm cây lúa phát triển chậm. Chiều cao cây tỉ lệ thuận với chiều dài bông nhưng khi thừa phân làm tăng chiều cao dễ gây đổ ngã và sâu bệnh nên cần xác định đúng lượng phân bón (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Diễn biến chiều cao cây lúa của các nghiệm thức ở 2 vụ

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê, * và **: khác biệt có ý nghĩa 5% và 1%; Các số trong cùng 1 cột có chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê

Số chồi

Vụ 1: tất các nghiệm thức có số chồi/m2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê từ 40- 60 NSS (Bảng 5).

Vụ 2: giai đoạn 40, 60 NSS có sự khác biệt ý nghĩa, các nghiệm thức có bón phân NT1, NT2, NT4, NT5, NT6 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chỉ khác biệt so với nghiệm thức NT3 và NT7. Giai đoạn 60 NSS, nghiệm thức NT6 có số chồi/m2 lớn nhất (704 chồi/m2), nghiệm thức NT7 có số chồi nhỏ nhất (438 chồi/m2).

 Diễn biến số chồi/m2 của các nghiệm thức ở 2 vụ

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê, * và **: khác biệt có ý nghĩa 5% và 1%; Các số trong cùng 1 cột có chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê

Như vậy, phân ure-Gold với các liều lượng khác nhau có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về số chồi so với bón phân ure thường bón liều 100% + 100 lân và liều 80%+ 100% lân nhưng khác biệt so với NT3 bón ure thường 80% và 70% lân. Nghiệm thức không bón phân làm cây lúa không phát triển về chiều cao và số chồi.

Chiều dài và khối lượng khô của rễ lúa

Không có sự khác biệt về chiều dài rễ lúa giữa các nghiệm thức ở cả 2 thí nghiệm. Có thể qua thời gian dài làm đất bằng máy cày xới tầng mặt 15-20 cm nên tạo ra tầng đế cày làm rễ phát triển bị giới hạn không qua tầng đế cày nên chiều dài rễ không khác biệt giữa các nghiệm thức ở cả 2 vụ thí nghiệm.

Diễn biến chiều dài rễ (cm) ở 2 vụ thử nghiệm

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê, * và **: khác biệt có ý nghĩa 5% và 1%; Các số trong cùng 1 cột có chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê

Khối lượng khô của rễ ở các nghiệm thức có bón phân cao hơn nghiệm thức không bón phân ở 60 NSS (vụ 1) nhưng không có sự khác biệt giữa phân ure-Gold và ure thường. Tuy nhiên, sang vụ 2, ở 60 NSS có sự khác biệt giữa NT7 với NT2, NT3 và NT7. Điều này chứng bón 100% ure-Gold cho trọng lượng khô của rễ cao hơn bón 80% ure thường + 100% lân và 80% ure thường + 70% lân.

Diễn biến khối lượng khô của rễ (g/chồi) qua 2 vụ

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê, * và **: khác biệt có ý nghĩa 5% và 1%; Các số trong cùng 1 cột có chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê

Năng suất và thành phần năng suất

Vụ 1: số hạt chắc/bông và năng suất có sự khác biệt cao hơn ở các nghiệm thức bón phân so với nghiệm thức không bón nhưng không có khác biệt giữa các nghiệm thức có bón phân ure thường và ure-Gold, cũng như giữa các liều lượng đạm và lân, có lẽ do nấm rễ ở vụ 1 bị ảnh hưởng mặn nên chưa thích nghi và phát huy hiệu quả (mật số bào tử và tỉ lệ xâm nhiễm thấp hơn ure thường - Bảng 3).

Vụ 2: Số bông/m2 ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT4, NT5, NT6 khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng các nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức NT3 (bón 80% ure thường và 70% lân) và NT7 không bón phân.

Số hạt chắc/bông, các nghiệm thức có bón phân NT1, NT2, NT4, NT5, NT6 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng các nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức NT3 (bón 80% ure thường và 70% lân) và NT7 không bón phân.

Khối lượng 1.000 hạt ở các nghiệm thức có bón phân NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, và các nghiệm thức được bón phân có khối lượng 1.000 hạt khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức NT7 không bón phân.

Năng suất ở các nghiệm thức NT6, NT4, NT5 cho năng suất cao nhất và tương đương nhau về thống kê nhưng lại cao hơn NT3 bón phân 80% ure thường +70% lân có ý nghĩa. Bón phân ure-Gold cho hiệu quả cao hơn bón phân ure thường và phân ure-Gold liều 80% + 70% lân là hiệu quả nhất vì cho năng suất và các thành phần năng suất tương đương liều lương 100% ure-Gold + 100% lân.

Năng suất và thành phần năng suất ở 2 vụ

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê, * và **: khác biệt có ý nghĩa 5% và 1%; Các số trong cùng 1 cột có chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê

Như vậy, qua kết quả về các đặc tính nông học và năng suất, nghiệm thức bón 80% ure-Gold + 70% lân có hiệu quả nhất vẫn bảo đảm cho năng suất cao tương đương liều bón 100% phân ure-Gold + 100% lân cũng như phân 100% ure thường + 100% lân. Điều này cho thấy, qua 2 vụ mật số bào tử nấm Endomycorrhizae trong đất và mật số bào tử xâm nhập vào rễ cao hơn (Bảng 3) nên giúp cây lúa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cho năng suất cao hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jakobsen cs. (1992), cây trồng cộng sinh với mycorrhiza thì sử dụng tốt hơn các khoáng chất trong đất, trong cùng một thời gian có thể đạt được sản lượng cây trồng tương đương hay thậm chí cao hơn.