Cửu Long Co LTD
Cung cấp hoá chất xử lý nước thải PAC
© 23/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Tác dụng phân ure-Gold với nấm Endomycorrhizae

Mật số bào tử trong đất, tỷ lệ xâm nhiễm của Endomycorrhizae trước và sau khi bón phân

Vụ 1: Trước khi bón phân đợt 1, đất và rễ được phân tích cho thấy trong tự nhiên có hiện diện của nấm rễ Endomycorrhizae là 19 bào tử/100 g đất. Sau khi bón phân đợt cuối 7 ngày, số lượng bào tử cũng như tỉ lệ xâm nhập ở các nghiệm thức bón ure-Gold và không bón phân thấp hơn so với ure thường, có lẽ ở điều kiện đất mặn nấm Endomycorrhizae trong ure-Gold khó xâm nhập vào rễ.

Vụ 2: cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức. Ở các nghiệm thức có bón phân ure-Gold (NT5, NT6) có mật số bào tử trong đất và mật số bào tử xâm nhập vào rễ lúa cao nhất, gấp khoảng 2 lần so với nghiệm thức sử dụng ure thường (NT1) và nghiệm thức đối chứng không bón phân (NT7). Nghiệm thức bón 80% ure-Gold (NT5) có mật số bào tử trong đất và xâm nhập vào rễ lúa cao nhất nhưng khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức bón 100% ure-Gold (NT6). Tỉ lệ nấm rễ xâm nhiễm vào rễ lúa, cho thấy có sự khác biệt không ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Như vậy, vụ 2 có mật số bào tử nấm rễ ở các nghiệm thức bón ure-Gold cao gấp 4 lần so với vụ 1, ở các nghiệm thức bón ure thường hoặc không bón phân cũng có mật số bào tử cũng tăng 2 - 3 lần. Tương tự tỉ lệ xâm nhập cũng tăng gấp nhiều lần ở tất cả nghiệm thức. Có lẽ, do vụ 2 độ mặn giảm 1‰ (1/2 lần) so với vụ 1 và bón ure-Gold vụ thứ 2 nên nấm rễ đã thích nghi và phát triển tốt hơn.

Bảng 3. Số lượng bào tử nấm rễ và tỉ lệ nấm xâm nhập vào rễ lúa ở 2 vụ

Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê, * và **: khác biệt có ý nghĩa 5% và 1%; Các số trong cùng 1 cột có chữ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê

Hình dạng bào tử

Bào tử nấm Endomycorrhizae ở vụ 1 chỉ có 1 dạng hình cầu nhưng qua Vụ 2 đa dạng và nhiều màu sắc hơn, có thể Vụ 1 bị ảnh hưởng mặn đầu vụ cao nên chỉ có dòng nấm rễ chịu mặn tồn tại được và tỉ lệ xâm nhiễm vào rễ rất thấp. Qua Vụ 2, độ mặn giảm nên nhiều dòng nấm đã thích nghi và phát triển được nên tỉ lệ xâm nhiễm cao ở các NT bón phân ure-Gold.

Hình 1. Bào tử nấm endomycorrhizae.

Tóm lại, bón phân ure-Gold qua 2 vụ đã làm gia tăng số bào tử nấm rễ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bón ure thường và không bón phân. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ xâm nhập của nấm rễ vào rễ lúa giữa các nghiệm thức bón ure-Gold, ure thường và không bón phân bón phân ở vùng đất bị ảnh hưởng mặn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.