Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
Sự tham gia của chính phủ vào thương mại.

Mức độ can thiệp của chính phủ vào thương mại biến đổi từ thụ động đến củ động. các hình thức tham gia bao gồm tư vấn hành chính, mậu dịch quốc doanh và các hoạt động hỗ trợ.

Chỉ dẫn hành chính nhiều Chính Phủ thương đưa ra những ý kiến tham khảo kinh doanh buôn bán cho các công ty tư nhân, Nhật Bản cũng làm như vậy dựa trên nền tảng quy tắc để giúp thi hành chính sách công nghiệp của mình. Sự hợp tác có hệ thông giữa CP Nhật và các doanh nghiệp được lấy tên là “Japan Inc”. Để những công ty tư nhân tuân theo chỉ dẫn của Chính Phủ Nhật, Chính Phủ đã sử dụng biện pháp thưởng phạt khiến ai cũng phải cố gắng thông qua sử dụng ảnh hưởng của luật lệ quy tắc, tiến cử, khuyến khích, không khuyến khích, và ngăn cấm. Nhiều người nghi ngờ rằng Chính Phủ Nhật Bản khuyên các thương nhân của mình mua bán và kiểm soát ngoại tệ như thế nào chỉ để điều chỉnh giá từ đồng yên, làm cho xuất khẩu của Nhật Bản được thuận lợi. Những hội đồng hành chính của các cơ quan chính phủ Nhật Bản có đủ ảnh hưởng để giới hạn các nhà nhập khẩu mua xắm hàng hoá ở mức nhất định không vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chính phủ Nhật phủ định việc đó là một thực tế đang tồn tại, đưa ra yêu cầu tìm kiếm các bản báo cáo về số lượng mua xắm của mỗi công ty. Điều thú vị đáng chú ý là lời chỉ dẫn này thỉnh thoảng được áp dụng mặc dù miến cưỡng để khuyến khích nhập khẩu. Vào năm 1981, uỷ ban hội chợ triển lãm nhật bản đã buộc ngành công nghiệp và thương mại quốc tế phải xoá bỏ lơì chỉ dẫn này đối với ngành công nghiệp sản xuất giấy. Hiệp hội ngành công nghiệp chất bán dẫn đã nộp đơn kiện theo điều 301 của Bộ luật thương mại 1974, buộc tội Chính phủ Nhật Bản đã giới hạn thị phần của các công ty Mỹ ở mức 10%. Hiệp hội đã rút đơn kiện sau khi Nhật Bản đồng ý áp dụng”Lời chỉ dẫn hành chính” để tăng cường nhập khẩu bán dẫn củ Mỹ.

Chi tiêu Chính phủ và kinh doanh của Nhà nước. Kinh doanh Nhà nước là sự tham gia tốt nhất của Chính phủ bởi vì giờ đây bản thân Chính phủ là khách hàng hay người mua,

 người quyết định mua cái gì, khi nào, ở đâu và bao nhiêu. Thực tế, Chính phủ tham gia các hoạt động thương mại cả trực tiếp và gián tiếp thông qua các cơ quan dưới sự giám sát của mình. Các hoạt động kinh doanh đó hoặc là thay thế, hoặc là bổ xung thêm các doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù sự tham gia của Chính phủ trong kinh doanh buôn bán rất phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa, Chính phủ của những nước này có trách nhiệm đưa ra kế hoạch tập trung đối với toàn bộ nền kinh tế nhưng thực tế không chỉ giới hạn ở những quốc gia này. ở Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất dầu thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia như exxon và Shell nhưng chính phủ Thái Lan cũng sở hữu và kinh doanh các nhà máy sản xuất dầu và các trạm Gas. Chính phủ Mỹ, người tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, theo luật mua bán của Mỹ buộc phải đưa ra hạn mức đấu thầu đối với các nhà cung ứng Mỹ mặc dù giá của họ cao hơn. Việc bành chướng của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của Châu Âu được xem như bước phát triển thần kỳ trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Thực tế có sự hàm ý nghiêm trọng”Chính phủ không còn bị hạn chế các chức năng quan trọng củ mình nữa như điều chỉnh trọng tài trong nền kinh tế thị trượng tư nhân”.

Những vấn đề gây ra bởi chi tiêu và kinh doanh của chính phủ rất nghiêm trọng và có lẽ Nhật Bản mình hoạ cho điều này rõ nét nhất. Dường như không thể xuyên qua được những rào cản của Nhật Bản đặc biệt trên thị trường lớn về thiết bị bưu chính viến thông. Chẳng hạn chỉ có 1% thiết bị của nước ngoài được hãng Nippton Telephon and Telegraph mua mặc dù thậm chí sản phẩm của Nhật còn đắt hơn.

Khi Chính phủ can thiệp quá sâu vào việc bán lại các sản phẩm nhập khẩu thì vấn đề càng trở nên phức tạp. Các công ty thuốc lá của Mỹ đã khuyến cáo rằng các đại lý thuốc lá và muối của Nhật Bản đã giữ gía cao giả tạo các sản phẩm của họ và những người bán hàng độc quyền thuốc lá củ Chính phủ đã góp phần làm mất danh tiếng các sản phẩm của Mỹ đang được quảng cáo. Tại các vòng đàm phán thương mại của 89 quốc gia ở Geneva Nhật Bản đã ngần ngại nới lỏng các hàng rào thuế quan toả khắp mọi nơi của mình, đặc biệt là xu hướng của các đại lý chống lại việc mua các sản phẩm nước ngoài trị giá hàng tỷ đô mỗi năm. Kết quả là đã thất bại trong việc thông qua bộ luật quốc tế mà sẽ thúc đẩy có hiệu quả các hoạt động chi tiêu của chính phủ.