Phương Nam Co LTD
Cung cấp Chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Danh mục hóa chất
Nonionic surfactant "Polysorbate (tween) 80, 20,,,,,"
Defoaming agent
Esterfication peg " Peg 4000, 1000, 1500 ..."
Cationic surfactant
Anionic surfactant
Stock sales
Pe wax
 Tác động đối với con người và động vật

            Việc thải các chất thải công nghiệp không được xử lí, thất thoát dầu và các hóa chất khác do sự cố vào các con sông và hệ thống cung cấp nước ngầm đã làm bẩn các nguồn nước uống, cũng như làm chết cá và vi sinh vật vốn được nhân dân địa phương đánh bắt. Các chất khí như Hidro có thể tác dụng với ôxi trong cơ thể sống gây ra sự thiếu ôxi trong mô, hydrogen cyanide ức chế việc sử dụng oxi. Những nhóm chất này đều là những chất gây ngạt. Ngoài ra, các chất như ete sẽ ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương dẫn đến gây mê. Chất độc toàn thân tác động lên cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Ví dụ như: CCl4 tác động lên gan, HgCl2 tác động lên thận, CS2 tác động lên hệ thần kinh; benzen tác động lên các tế bào tủy, xương và gây bệnh bạch cầu. Nhiều chất gây nguy hại cho di truyền, ví dụ gây đột biến gen và ung thư

                Đối với môi trường

            Những vấn  đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc xử lý chất thải  nguy hại (bao gồm chôn lấp, đốt,…) không đúng cách. Việc chôn  lấp  chất  thải  độc  hại không  đúng  cách  có   liên  quan đến  tác động  tiềm  tàng  đối với nước mặt  và nước ngầm.  Ở  Việt Nam, thường những nguồn nước này được  dùng làm nước uống,  sinh  hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và  nuôi trồng thủy sản. Bất cứ sự ô  nhiễm nào đối  với  các nguồn này đều gây tác động nghiêm trọng đến con người cũng như môi trường.

            Việc  đốt  chất  thải độc  hại nếu không  tuân  theo những  qui tắc nghiêm ngặt thì  sẽ  gây ra hậu quả rất  nghiêm trọng cho môi trường không khí,  đất  và nước.  chất  dễ cháy nổ  có thể phá huỷ vật liệu dẫn đến phá huỷ công trình; chất  rắn dễ cháy  thường   giải  phóng  các sản phẩm  cháy  độc hại; những  chất lây nhiễm gây ra nguy cơ lan truyền dịch bệnh;  các chất  phóng  xạ làm  tăng mức  phóng  xạ trong  môi trường,  gây ra nhiều  hậu quả nặng  nề; chất ăn mòn  có tác  hại làm hư hại vật liệu.

            Môi trường đất

            Trong cả  ba khu vực nghiên cứu: Miền Bắc, Miền Nam và  Miền Trung  Việt Nam, các chất  thải rắn nguy hại bị trộn lẫn với các chất thải rắn  trơ  của nhà  máy  và nói  chung được thu  gom qua hợp đồngvới công ty môi trường đô thị. Ở Hà   Nội, phần lớn chất thải nguy haị ở  dạng  rắn đều bị trộn lẫn với chât thải nguy hai ở  dạng  rắn khác  và được thu  gom bởi  công  ty  môi  trường  đô  thị.  Ở   những  vùng  kinh  tế phía Nam,  rất nhiều  chất  thải  độc  hại tương ứng cũng được  thu  gom bởi công   ty  dịch vụ  công  cộng  và một số  người thu  gom khác.  Tất cả chúng  đều  được đưa đến  bãi  rác  mà hầu  như  không  được  phân  loại ngay tại nguồn tạo nên một lượng rác khổng lồ  có  tính độc  cao được chôn lấp trong đất.

            Chất  thải độc  hại được trộn chung với  chất  thải  công  nghiệp và chất  thải đô  thị khác  thường  được  chôn lấp trong  những   bãi rác kém chất lượng, nếu không   nói kĩ thuật vận  hành  rất  tồi,  các thiết bị  xử lí rác thường  không  đạt tiêu chuẩn (như xe ép rác,  phương tiện vận chuyển rác…) cộng  với  qui trình vận  hành  xử lí không  tuân theo những qui tắc nghiêm ngặt sẽ gây  ra những tác động rất lớn đối với môi trường  đất.

            Công nghiệp  khai  thác khoáng  sản cũng làm ô  nhiễm  môi trường đất nghiêm  trọng. Nhiều diện tích đất được  dùng  để khai  thác  mỏ đã bị ô  nhiễm nghiêm trọng bởi lớp đất đá bị  xáo trộn   và các kim  loại nặng của công  nghiệp khai  khoáng làm cho đất canh tác bị thu hẹp.

            Môi trường nước

            Nước mặt: Nước mặt bao gồm nước ở  sông, hồ chứa, kênh, hồ ao… Đối với Việt Nam nguồn nước mặt rất quan trọng trong việc phục vụ  đời  sống  của nhân dân  như  ăn  uống,   sinh  hoạt, sản  xuất  nông nghiệp,  nuôi trồng  thủy  sản…Tuy  nhiên  chúng  cũng   là  nơi  tiếp  nhận những nguồn  ô    nhiễm  từ   nước  thải sinh  hoạt  nông  nghiệp, công nghiệp, trong đó yếu tố nguy hại cũng tồn tại khá lớn.

            Nước  thải  từ  khu  công  nghiệp  ở   Hà  Nội  và  Thành phố  Hồ  Chí Minh cũng  như  ở  các    khu  công  nghiệp  khác  đều được thải vào rất nhiều  kênh  rạch, sông  ngòi  là những  hệ  thống  thoát  nước  chung mà hầu như không được xử lí. Hiện nay, tất  cả những nguồn nước này đã bị ô  nhiễm  bởi chất thải  công nghiệp  cũng như chất  lỏng  thải  từ sinh hoạt. Bộ Tài  nguyên   môi  trường  đã  ước   tính   rằng nước  thải công nghiệp ở  Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy trong  các sông  mà chủ  yếu từ  nguồn công nghiệp tinh chế hóa  chất  và  chế  biến  thực phẩm. Ở  khu  công  nghiệp  Biên  Hòa  1 có hơn 60 nhà  máy,  mỗi nhà máy  thải  vào sông  Đồng  Nai  khoảng 200 ngàn m3  nước thải mỗi ngày với nồng  độ ô  nhiễm lớn; điển hình  như công ty  Cogico mỗi ngày thải 15000 m3  nước  nồng  độ COD vượt 12,4 lần;  nhà máy đường Biên  Hòa mỗi ngày thải 32000 m3 nước   có nồng độ   COD  vượt  18  lần  tiêu  chuẩn  cho phép  đối  với  nước  thải công nghiệp loại B. Trong khi đó, sông Đồng Nai được chọn là một trong những  nguồn  cung cấp  nước  chủ  yếu  cho Thành  phố  Hồ  Chí  Minh. Ngoài ra, nguồn nước mặt còn bị ô  nhiễm bởi nước rò rỉ từ  quá trình ép rác, bãi chôn  lấp rác kém  chất  lượng.

            Nước ngầm: Nói chung chất lượng nước ngầm ở  Việt Nam vẫn thuộc loại tốt trừ một số  nơi bị nhiễm sắt mangan cao và nhiễm nước biển  ở   những  vùng ven biển. Hiện  nay, chỉ  khoảng  15% nước ngầm được  khai thác cung cấp vào  hệ thống nước máy vì nước mặt rất sẵn có  và  rẻ.  Tuy nhiên, nhu  cầu  nước  ngầm  đang  tăng  lên ở  những  nơi thiếu nguồn  nước  mặt  như  Đồng  Nai,  đồng  bằng  sông  Cửu  Long  và những nơi mà nguồn nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm.

            Nhiễm  bẩn  nước  ngầm  ở   khu  đô  thị,  đặc  biệt  là  Hà  Nội,  ngày càng  nghiêm  trọng,  nơi  mà  toàn  bộ  dân  cư phải  dựa  vào  nguồn  nước ngầm để phục vụ cho ăn uống  và sinh  hoạt. Tại Hà Nội đã có dấu hiệu nồng độ ô  nhiễm phân, nitơ,  vô cơ và hữu  cơ cao ở  một  số giếng nước.

            Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bãi rác Đông  Thạnh là khu vực đổ rác  không  có  hệ  thống  chống  thấm,  hệ  thống  thu  gom và  xử  lí nước rác. Mặc dù, sự đóng góp của chất thải độc hại công nghiệp chưa được định lượng nhưng nó cung cấp một  cảnh  báo về tác động  xấu của việc chôn rác thiếu kiểm soát nước ngầm ở  đây đã bị ô nhiễm không thể sử dụng làm nước ăn uống được nữa.

            Tại  một  số  nhà   máy,  khi  khảo  sát  chất  thải  độc  hại, đã  thấy Bitum  và nhựa axit chảy tràn rất nhiều. Người ta thông báo rằng,  chưa có thị trường cho loại Bitum  này do đó loại vật liệu này cứ được đổ hay lưu giữ  trong  những  thùng thép bị rò  rỉ  do bị ăn  mòn ngay trong  nhà máy. Nước ngầm ở  khu vực này chắc chắn đã bị  nhiễm xyanua, phenol và  nhiều hydrocacbon. Tuy nhiên, không có số liệu quan trắc để khẳng định mức độ của vấn đề. Thêm vào đó, các công ty thép ở  Việt Nam đã đổ xỉ  chứa Fe, Zn, Cd, Pb… vào đất gây nguy cơ ô  nhiễm kim loại nặng nhất là tác động trực tiếp vào nguồn nước ngầm.

            Môi trường không khí

            Ở  nhiều cơ sở sản xuất,  dung môi nói chung được thải bằng cách cho bay hơi;  những  trường  hợp quản   lý chất  thải độc  hại theo  cách này  đã gây  ô   nhiễm  không  khí  nghiêm  trọng.  Ngoài ra,  nhiều  chất thải   từ quá trình sản xuất công nghiệp ở  dạng khí  độc hại cũng được thải  trực  tiếp  ra môi trường:  khí  thải  từ  các  phương tiện  giao thông, từ quá  trình phân  hủy chất  hữu cơ trong  chôn  lấp rác, …  cũng  gây ô nhiễm không khí.

            Kết  quả  khảo  sát năm  1998, 1999 của  17 khu  công  nghiệp cũ của các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Vinh,  Hạ Long, Huế, Đà Nẵng,   Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, ô   nhiễm bụi trong  không  khí  phổ biến  vượt  chỉ  số  tiêu  chuẩn  cho phép   từ 1,5-3 lần (chỉ số tiêu chuẩn cho phép nồng độ bụi là 0,2mg/m3); một số khu dân cư ở cạnh khu công nghiệp  cũ bị  ô nhiễm bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép  từ  2  -  4  lần  như  khu  vực  quanh  nhà  máy  xi  măng  Hải Phòng, VICASA  (Biên  Hòa),  xi  măng  Đà Nẵng.  Nồng  độ  SO2  ở   khu vực nhà máy xi măng Hải Phòng, Tân Bình,  Phước Long (Thành phố Hồ Chí Minh) vượt chỉ số  tiêu chuẩn cho phép (chỉ số tiêu chuẩn cho phép  là nồng  độ SO2 là 0,3mg/m3). Cụ thể:

            Chất khí dễ cháy  là chất gây ô  nhiễm không khí ở  mức  độ nhẹ.

            Các khí độc có thể gây ô  nhiễm không khí nặng.

            Các  tác  nhân oxy  hoá   và  các  chất   ăn  mòn  cũng   là  thành phần đóng  góp đáng  kể vào sự ô nhiễm không khí.