Phương Nam Co LTD
Cung cấp Chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 4/12/2024 - Vietnam12h.com Application
Danh mục hóa chất
Nonionic surfactant "Polysorbate (tween) 80, 20,,,,,"
Defoaming agent
Esterfication peg " Peg 4000, 1000, 1500 ..."
Cationic surfactant
Anionic surfactant
Stock sales
Pe wax
 Tác hại của ozon

            Ozon và khói quang hóa là những chất có tính oxy hóa cao, dễ tham gia vào các phản ứng đối với các cơ quan trong cơ thể người và thực vật cũng như có thể phá hủy các nguyên vật liệu, làm xuống cấp các công trình quân sự và dân sự.

            Tác hại lên vật liệu: Ozon là một khí hoạt động đặc biệt. Nó tấn công vào liên kết đôi của các phân tử hữu cơ rất dễ dàng. Cao su là một vật liệu polyme với nhiều liên kết đôi, do đó nó bị tấn công dễ dàng bởi ozon. Cao su bị ozon làm rạn nứt, các lốp xe bị hư hại và cả những người chuyên lau chùi xe cũng có thể bị tổn thương. Những loại cao su tổng hợp mới có nhiều liên kết đôi hơn được bảo vệ bởi các nhóm chức hóa học, vì thế chúng bền hơn đối với sự phá hủy của ozon. Một tác hại nữa của ozon là sự làm phai màu của chúng. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với những phòng trưng bày nghệ thuật trong những thành phố bị ô nhiễm, đặc biệt là những phòng tranh sử dụng các chất liệu truyền thống có tính nhạy cảm đặc biệt.

            Tác hại đối với thực vật: Thực vật cũng rất nhạy cảm đối với ozon. Sự giảm tốc độ tăng trưởng của cây trồng khi ozon tồn tại ở nồng độ cao chứng tỏ cây trồng hấp thu ozon qua diệp lục tố. Bên trong cơ thể cây trồng có sự phản ứng giữa ozon và chlorophyl làm mất chlorophyl và làm giảm quang hợp, do đó năng suất cây trồng giảm (Lê Huy Bá, 2002).

            Bảng 17.3: Miêu tả tác hại của O3 đối với thực vật

Loại cây

Nồng độ O3 (ppm)

Thời gian tác dụng

Biểu hiện tác hại

Củ cải

0,05

20 ngày (8giờ/ngay)

50% lá biến thành màu vàng

Thuốc lá

0,1

5,5 giờ

Giảm 50% mọc mầm và phát triển phân hoa

(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 1997)

            Hiệu ứng sinh hóa của O3 xuất hiện chủ yếu do kết quả của sự phát sinh gốc tự do. Nhóm hidrosulfua (-SH) trên enzim bị tổn hại do sự tấn công của các tác nhân oxi hóa này. Các nhóm -SH bị oxi hóa bởi O3. Các enzim bị làm tê liệt bởi các tác nhân oxi hóa quang hóa gồm Izoxitric dehidrogenaza, malic đehidrogenaza, và gluco-6- photphat đehidrogenaza. Các enzim này bị bao bọc bởi vòng xitric acid và bị làm suy yếu khả năng sản sinh năng lượng tế bào của glucozơ. Các nhân tố này ngăn cản hoạt tính các enzim tổng hợp ra xenlulozơ và chất béo trong thực vật. Ở mức 0,2 pm O3 gây nguy hại đối với cây thuốc lá, cà chua, đậu Hà Lan và rất nhiều cây khác. Nó kìm hãm chu trình sinh trưởng làm giảm sản lượng cây trồng. Ở nồng độ 15- 20ppm nó gây bệnh đốm lá làm khô héo mầm non.

            Tác động độc hại lên động vật và con người: Đối với con người chúng làm cay mắt và đau nhói mắt, gây ho, đau đầu, cảm thấy mệt mỏi, bải hoải, bệnh về phổi như xuất huyết, phù nề, khô cổ họng và làm hẹp đường khí và già hóa màng phổi. O3 là sản phẩm của quá trình quang hóa. O3 gây tác hại đối với mắt và cơ quan hô hấp của con người. Không khí chứa 50 ppm O3 trong vài giờ sẽ dẫn đến tràn dịch phổi nghĩa là sự tích lũy chất lỏng trong phổi. Ở nồng độ thấp O3 gây ra sự tích lũy chất lỏng trong phổi và phá hoại các mao quản của phổi. Những động vật ít tuổi và những người trẻ tuổi rất nhạy cảm với tác động gây độc này. O3 là chất kích ứng tác động mạnh lên các niêm mạc, trong thực nghiệm người ta cho tiếp xúc với nồng độ 4-6 ppm làm chết 50% chuột cống và chuột nhắt. Ở nồng độ thấp O3 cũng làm cho súc vật phòng thí nghiệm bị nhiễm trùng thứ cấp. Tiếp xúc liên tiếp với O3 gây ra các rối loạn hô hấp mãn tính ở xúc vật, già sớm, tăng tỉ lệ mắc u tuyến phổi. Kích ứng mũi và họng ở nồng độ từ 0,05 - 1ppml. Giảm thị lực, nhức đầu khó thở, ho, co thắt, gây rối loạn các chức năng ô nhiễm ở người khi tiếp xúc với các nồng độ từ 0,3 - 1 ppm O3. Giảm khả năng bão hòa oxihemolobin và tổn thương hình thái hồng cầu, rối loạn thần kinh dẫn tới rối loạn hỗn hợp và khó khăn diễn đạt khi tiếp xúc từ 1,5 - 2 ppm O3. Phù phổi khi tiếp xúc với các nồng độ cao từ 4 - 5ppm. Chết trong vài phút khi tiếp xúc ở nồng độ 50ppm. Tiếp xúc lâu dài hoặc tiếp xúc liên tiếp với nồng độ khoảng 1ppm gây nhức đầu mệt mỏi, hô hấp khó khăn và rối loạn chức năng hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe và gây cảm giác khó chịu cho con ngươì. Gây cảm giác mùi hăng, cay, khó chịu ở mũi. Gây kích thích rát và tổn thương ở mắt, cơ quan hô hấp. Peroxyacyl nitrate và aldehyde có trong khói quang hóa có khả năng gây đau rát và tổn thương cho mắt.

            Một số tiêu chuẩn đánh giá mức độ tác hại của ozon

            Theo tiêu chuẩn phẩm chất không khí của Mỹ, mức ozon 0,1ppm đã gây tác hại, lớn hơn 0,15 ppm gây tác hại nghiêm trọng cho cơ quan hô hấp, thị giác, da.

            Bảng 17.4: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tác hại của ozon

Hàm lượng ozon

Tác hại

> 0,3 ppm

Gây kích thích cơ quan hô hấp, gây sưng tấy và rát bỏng

1-3 ppm

Mệt mỏi, đau đầu sau 2 giờ tiếp xúc

> 8 ppm

Rối loạn chức năng của phổi, oxy hóa các enzym, protein, amniaxit, lipit, gây nguy hiểm

0,2 ppm

Kìm hãm sinh trưởng, giảm sản lượng

15-20 ppm

Gây bệnh đốm lá, khô héo mầm non

 

(Trích theo Đặng Kim Chi, 2001)