Mạng cục bộ
Tên gọi “mạng cục bộ” được xem xét từ quy mô của mạng. Tuy nhiên, đó không phải là đặc tính duy nhất của mạng cục bộ nhưng trên thực tế, quy mô của mạng quyết định nhiều đặc tính và công nghệ của mạng. Sau đây là một số đặc điểm của mạng cục bộ:
Đặc điểm của mạng cục bộ
Mạng cục bộ có quy mô nhỏ, thường là bán kính dưới vài km.
Mạng cục bộ thường là sở hữu của một tổ chức. Thực tế đó là điều khá quan trọng để việc quản lý mạng có hiệu quả.
Mạng cục bộ có tốc độ cao và ít lỗi. Trên mạng rộng tốc độ nói chung chỉ đạt vài trăm Kbit/s đến Mb/s. Còn tốc độ thông thường trên mạng cục bộ là 10, 100
Mbit/s và tới nay với Gigabit Ethernet.
Kiến trúc mạng cục bộ
Đồ hình mạng (Network Topology)
Định nghĩa Topo mạng:
Cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học mà ta gọi là tô pô của mạng. Có hai kiểu nối mạng chủ yếu đó là :
Nối kiểu điểm - điểm (point - to - point): các đường truyền nối từng cặp nút với nhau, mỗi nút “lưu và chuyển tiếp” dữ liệu
Nối kiểu điểm - nhiều điểm (point - to - multipoint hay broadcast) : tất cả các nút phân chia nhau một đường truyền vật lý, gửi dữ liệu đến nhiều nút một lúc và kiểm tra gói tin theo địa chỉ
Phân biệt kiểu tô pô của mạng cục bộ và kiểu tô pô của mạng rộng.
Tô pô của mạng diện rộng thông thường là nói đến sự liên kết giữa các mạng cục bộ thông qua các bộ dẫn đường (router) và kênh viễn thông. Khi nói tới tô pô của mạng cục bộ người ta nói đến sự liên kết của chính các máy tính.
Mạng hình sao: Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích
Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế
(trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay).
Hub
Hình 1.1: Kết nối hình sao
Mạng trục tuyến tính (Bus):
Trong mạng trục tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T- connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver).
Hình 1.2. Kết nối kiểu bus
Mạng hình vòng
Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp (repeater) do đó cần có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được truyền dữ liệu trên vòng mạng cho trạm có nhu cầu.
Mạng hình vòng có ưu nhược điểm tương tự mạng hình sao, tuy nhiên mạng hình vòng đòi hỏi giao thức truy nhập mạng phức tạp hơn mạng hình sao.
Hình 1.3. Kết nối kiểu vòng
d) Kết nối hỗn hợp
Là sự phối hợp các kiểu kết nối khác nhau,
Hình 1.4. Một kết nối hỗn hợp
Các phương pháp truy cập đường truyền vật lý
Trong mạng cục bộ, tất cả các trạm kết nối trực tiếp vào đường truyền chung. Nếu nhiều trạm cùng gửi tín hiệu lên đường truyền đồng thời thì tín hiệu sẽ chồng lên nhau và bị hỏng. Vì vậy cần phải có một phương pháp tổ chức chia sẻ đường truyền để việc truyền thông đựơc đúng đắn.
Có hai phương pháp chia sẻ đường truyền chung thường được dùng trong các mạng cục bộ:
Truy nhập đường truyền một cách ngẫu nhiên, theo yêu cầu. Đương nhiên phải có tính đến việc sử dụng luân phiên và nếu trong trường hợp do có nhiều trạm cùng truyền tin dẫn đến tín hiệu bị trùm lên nhau thì phải truyền lại. Điển hình của phương pháp này là giao thức truy cập CSMA/CD
Có cơ chế trọng tài để cấp quyền truy nhập đường truyền sao cho không xảy ra xung đột. Điển hình phương pháp này là giao thức truy cập Tokenring