Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Quản lý quá trình

Một chương trình không làm gì trừ khi các chỉ thị của nó được thực thi bởi một CPU. Một quá trình có thể được xem như một chương đang thực thi, nhưng định nghĩa của nó sẽ mở rộng khi chúng ta khám phá chi tiết hơn. Một chương trình người dùng được chia thời chẳng hạn như một trình biên dịch là một quá trình. Một chương trình xử lý văn bản đang được thực thi bởi một người dùng trên một PC cũng là một quá trình. Một tác vụ hệ thống, như gởi dữ liệu xuất ra máy in cũng được xem là một quá trình. Bây giờ chúng ta có thể xem xét một quá trình là một công việc hay chương trình chia thời, nhưng chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm này tổng quát hơn trong các chương sau.

Một quá trình cần các tài nguyên xác định-gồm thời gian CPU, bộ nhớ, tập tin, các thiết bị xuất/nhập-để hoàn thành tác vụ của nó. Các tài nguyên này được cấp cho quá trình khi nó được tạo ra, hay được cấp phát tới nó khi nó đang chạy. Ngoài ra, các tài nguyên vật lý và luận lý khác nhau mà quá trình nhận được khi nó được tạo, dữ

liệu khởi tạo khác nhau (hay nhập) có thể được truyền qua. Thí dụ, xem xét một quá trình có chức năng hiển thị trạng thái của một tập tin trên màn hình của một thiết bị đầu cuối. Quá trình này sẽ được cho dữ liệu vào là tên của tập tin, và sẽ thực thi các chỉ thị thích hợp và các lời gọi hệ thống đạt được và xuất trên thiết bị cuối thông tin mong muốn. Khi quá trình này kết thúc, hệ điều hành sẽ đòi lại bất cứ tài nguyên nào có thể dùng lại.

Chúng ta nhấn mạnh một chương trình chính nó không phải là một quá trình; một chương trình là một thực thể thụ động, như là nội dung của tập tin được lưu trên đĩa, trái lại một quá trình là một thực thể hoạt động, với một bộ đếm chương trình xác định chỉ thị kế tiếp để thực thi. Việc thực thi của quá trình phải là tuần tự. CPU thực thi một chỉ thị của quá trình sau khi đã thực thi một chỉ thực trước đó cho đến khi quá trình hoàn thành. Ngoài ra, tại bất kỳ thời điểm nào, tối đa một chỉ thị được thực thi cho quá trình. Do đó, mặc dù hai quá trình có thể được liên kết với cùng một quá trình, vì thế chúng được xem như hai chuỗi thực thi riêng. Thông thường có một chương trình sinh ra nhiều quá trình khi nó thực thi.

Một quá trình là một đơn vị công việc trong hệ thống. Một hệ thống chứa tập các quá trình, một vài quá trình này là các quá trình hệ điều hành (thực thi mã hệ thống) và các quá trình còn lại là các quá trình người dùng (chúng thực thi mã người dùng). Tất cả các quá trình này có tiềm năng thực thi đồng hành bằng cách đa hợp CPU giữa các quá trình.

Hệ điều hành có nhiệm vụ cho các hoạt động sau khi đề cập đến chức năng quản lý quá trình:

  • Tạo và xoá các quá trình người dùng và hệ thống
  • Tạm dừng và thực thi tiếp quá trình
  • Cung cấp các cơ chế đồng bộ hoá quá trình
  • Cung cấp các cơ chế giao tiếp quá trình
  • Cung cấp cơ chế quản lý deadlock