Cửu Long Co LTD
Cung cấp hoá chất xử lý nước thải PAC
© 8/5/2024 - Vietnam12h.com Application
Sự phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, do đó việc phát triển nông nghiệp là nền tảng vững chắc để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người để tồn tại và phát triển. Sản xuất nông nghiệp, trước hết là sản xuất lương thực là nhân tố quan trọng đặc biệt bảo đảm ổn định xã hội. Dân cư nông thôn chiếm khoảng 75% dân số cả nước, do đó sản xuất nông nghiệp là ngành chủ yếu tạo ra việc làm, thu nhập cho đa số dân cư nước ta. đất nông nghiệp nước ta hiện nay khoảng 7,99 triệu ha chiếm 24% đất tự nhiên, đất lâm nghiệp 10,79 triệu ha chiếm 32,6%; dự kiến đến 2010 các diện tich trên tương ứng khoảng 9,4 triệu ha và 16,2 triệu ha, chiếm 28,5% và 49,1%, [27]. đất đai gắn liền với môi trường sinh thái nên sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp liên quan với các yếu tố độ phì của đất, nước mặt, nước ngầm, hệ sinh vật …. Phát triển nông nghiệp, giải quyết tốt vấn đề lương thực còn góp phần giữ rừng, ổn định chính trị-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên khắp các vùng miền của đất nước. Phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực và có lương thực xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Sản xuất lương thực có đặc điểm riêng là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, giống cây, chất lượng đất, phân bón, phân đạm urê, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, và chỉ có thể sản xuất hiệu quả ở những vùng nhất định như đBSCL và đồng bằng sông Hồng. Chính vì vậy để phát triển nông nghiệp Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế phù hợp với các vùng miền khác nhau, chính sách khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giống cây, chống xói mòn đất đai, tăng độ phì của đất và nâng cao năng suất cây trồng, chính sách phát triển nông nghiệp.

Trước 1980 sản xuất nông nghiệp của nước ta bấp bênh, năng suất thấp, thiếu lương thực trầm trọng. Tháng 1/1981, nhờ có chính sách đổi mới trong nông nghiệp bằng chỉ thị 100-CT/TW của đảng chính thức cho phép chuyển từ khoán việc sang khoán sản phẩm và từ khoán đội sang khoán cho hộ gia đình, từ năm 1981 đến 1985 sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm 5%, đạt bình quân đạt 16,9 triệu tấn, [24]. đại hội VI của đảng chủ chương tập trung thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; thừa nhận các thành phần kinh tế tư bản, tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước; bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư; thực hiện cơ chế mới về quản lý kinh tế theo phương thức tự chủ sản xuất, kinh doanh. Tốc độ tăng GDP trung bình năm giai đoạn 1986-1990 là 3,9%. Sản lượng lương thực năm 1987 đạt 17,5 triệu tấn và từ năm 1988 liên tục tăng, năm 1991 đạt 21 triệu tấn. Năm 1989 lần đầu tiên chúng ta xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980 do ảnh hưởng nặng nề cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế Việt Nam chưa thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Đại hội đảng lần thứ VII năm 1991 thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Sau kế hoạch 5 năm 1991-1995, kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, lạm phát dưới 12%. đất nước bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, trung bình GDP thời kỳ 1991-1995 tăng 8,2%, giá trị nông-lâm-ngư nghiệp tăng trung bình 4,3%, đặc biệt lần đầu tiên chúng ta giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và có lượng lương thực xuất khẩu không ngừng tăng lên.

Năm 1996 sản lượng lương thực đạt 29 triệu tấn, xuất khẩu gần 3 triệu tấn, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và năng lực sản xuất tăng; Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Từ khi có luật khuyến khích đầu tư nước ngoài (1988) chúng ta đã tranh thủ được nhiều dự án đầu tư quốc tế. Tốc độ tăng GDP trung bình giai đoạn 1996-2000 đạt 7%. So với năm 1990, tổng GDP năm 2000 tăng gấp đôi; thu nhập bình quân đầu người tăng 3,8 lần; đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế được tiến hành chủ động và giành nhiều kết quả. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 15,7 tỉ USD, chiếm gần 50% GDP; nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn là nông phẩm như gạo, cà phê, chè, hạt điều, cao su, rau quả, thuỷ sản…; tạo ra nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Đại hội đảng IX năm 2001 thông qua chiến lược phát triển kinh tế 2001- 2010, phấn đấu đưa GDP năm 2010 lên gấp đôi năm 2000 và "...tạo cơ sở vật chất để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Do đó vấn đề bảo đảm an ninh lương thực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và lâu dài. Trong đó nhấn mạnh phát triển nền nông nghiệp phân đạm urê lớn, tập trung sức để tăng năng suất sản phẩm gắn với tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng trên mỗi ha đất canh tác; triển khai nhiều chính sách nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; điều chỉnh qui hoạch, hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi, chú trọng điện khí hóa nông thôn và cơ giới hóa nông nghiệp, hình thành nền kinh tế thị trường. Lần đầu tiên nông dân nước ta được miến thuế nông nghiệp trong hạn điền cho tới năm 2010; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết. Nhà nước khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai hoang mở thêm đất mới, trồng rừng.

Năm 2002 tổng sản lượng lương thực đạt 36,960 triệu tấn, so với năm 1990 gấp 1,8 lần; đây là năm tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Năm 2019đạt 39,549 triệu tấn, và năm 2006 đạt 39,648 triệu tấn. Năng suất lúa tăng liên tục, năm 1991 mới đạt 31,1 tạ/ha thì năm 2019đã lên tới 48,9 kg/ha, năm 2006 đạt 49,3 kg/ha. Các thị trường gạo truyền thống của Việt Nam ổn định với lượng xuất khẩu năm 2019là 5,2 triệu tấn, và năm 2006 đạt 4,8 triệu tấn. Nếu như bình quân lương thực năm 1980 là 267kg/người, năm 1990 là 327,5kg/người thì đến năm 2003 đã đạt được 464,8kg/người.

Đối với các nông sản chủ lực lực khác VN cũng đã có lợi thế cạnh tranh bền vững như cà phê, hạt tiêu, điều và cao su với mức xuất khẩu năm 2019tương ứng đạt 892.000 tấn; 109.000 tấn; 109.000 tấn và 587.000 tấn; năm 2006 tương ứng đạt 897.000 tấn; 116.000 tấn; 127.000 tấn; 697.000 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2006 đạt khoảng 7 tỉ USD, tăng 17,3 % so với năm trước; có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD là: gạo 1,3 tỉ USD; cà phê 1,07 tỉ USD; cao su 1,35 tỉ USD và lâm sản 1,96 tỉ USD:

Tỷ lệ giống mới năm 2019tăng lên 70-80% diện tích, đưa năng suất ngô tăng 8tạ/ha; rau tăng 6 tạ/ha; đậu tương tăng 1,5 tạ/ha; lạc tăng 3tạ/ha; mía tăng 56tạ/ha và cao su tăng 1,1 tạ/ha.

 

Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không giới hạn về qui mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khung pháp lý ngày càng được đổi mới, nhiều chính sách được ban hành tạo điều kiện thuận lợi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường nhằm giải phóng sức lao động, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.

Cơ cấu kinh tế cũng phát triển theo hướng giảm mạnh tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng. So với năm 1990, tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp năm 2003 giảm từ 38,7% xuống còn 21,7%, năm 2019đạt 21% và 2006 đạt 20,4%. Tỉ trọng công nghiệp tăng từ 22,7% năm 1990 lên 41% năm 2019. Trong nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng nông-lâm nghiệp giảm từ 84,4% năm 1990 xuống 77.7%, ngược lại tỉ trọng của thuỷ sản tăng lên và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm dần các mặt hàng thô, tăng các mặt hàng gia công, chế biến từng bước dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn có sự dịch chuyển đúng theo lợi thế so sánh của từng vùng. Cơ cấu cây trồng vật nuôi thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao; tập trung phát triển một số cây công nghiệp và ăn quả có tiềm năng xuất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế. đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế nông thôn, giảm sản xuất thuần nông, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt; cây công nghiệp và cây ăn quả tăng nhanh hơn cây lương thực. Hình thành một số vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp và chế biến xuất khẩu; hình thành một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, diều, tôm... Hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung với qui mô lớn gắn với công nghiệp chế biến, tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 72% năm 1990 đến nay xuống còn 62%.

Nhiều chương trình phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp được triển khai rộng rãi như: chương trình bón phân hợp lý, chương trình “Ba giảm, ba tăng”, và Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM không những làm tăng sản lượng, năng suất, hiệu quả sản xuất mà còn tạo ra chất lượng nông phẩm cao, thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Một trong những lợi ích mang lại của các chương trình này là làm giảm tiêu dùng phân đạm, kéo theo giảm lượng cầu về phân đạm urê nhập khẩu.

Sau 20 năm đổi mới, ngành nông nghiệp nước ta cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng TB 4,2%/năm, đảm bảo an ninh lương thực, tỷ suất phân đạm urê trong nông nghiệp ngày càng cao. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến như các vùng lúa gạo ở đBSCL và đồng bằng sông Hồng. Nông nghiệp trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, góp phần ổn định kinh tế-xã hội và chính trị ở nước ta. Thắng lợi của nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [13]

Tuy nhiên, do xuất phát từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, lại qua nhiều năm chiến tranh, nông dân nước ta còn nghèo, dân trí thấp, thiếu vốn, ít có khả năng trang bị máy móc, sản xuất nông nghiệp phổ biến còn theo thói quen truyền thống, ruộng đất manh mún. Trình độ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp lạc hậu nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của nhiều nông phẩm còn hạn chế. Năng suất lúa nước ta chỉ bằng 80% của Indonexia và 60% của Trung Quốc; Năng suất ngô chỉ bằng 30% của Mỹ. Là nước nông nghiệp với hoạt động chính là trồng trọt có diện tích bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thuộc nhóm thấp nhất thế giới nhưng hiệu quả sử dụng đất đai nông nghiệp của nước ta còn thấp. Giá trị thu nhập hàng năm trên mỗi ha canh tác chúng ta mới đạt 1.400-1.500 USD (khoảng 22-24 triệu VND), ở nhiều nước giá trị canh tác trên mỗi ha thường cao hơn chúng ta gấp 5-10 lần như đài Loan là 15.000 USD, Hà Lan là 16.000 USD.

Hiện nay, một vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp là chúng ta chưa chủ động cung ứng đủ các vật tư cơ bản như giống lúa và phân vô cơ cho nông dân. Mạng lưới phân phối phân bón còn yếu kém, cơ chế phân phối cồng kềnh, qua nhiều các đại lý trung gian đẩy giá lên cao và không chủ động dự phòng khi giá cả biến động làm thiệt hại đến người nông dân. Sản xuất phân đạm urê trong nước mới đáp ứng được trên 40% nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Các nhà nhập khẩu luôn ở tình trạng lo lỗ vốn khi giá phân đạm urê đột ngột giảm mạnh. Chưa có cơ chế phân phối trực tiếp giữa nông dân và các nhà nhập khẩu, các nhà sản xuất urê. Luồng nhập khẩu chính ngạch thường do một số nhà nhập khẩu là các tổng công ty lớn độc quyền, khi giá tăng cao nhiều doanh nghiệp lại nhập theo con đường tiểu ngạch qua cửa khẩu với Trung Quốc, dẫn đến rối loạn thị trường urê.