Phương Nam Co LTD
dịch vụ báo cáo tài chính
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
Bê tông cốt thép sử dụng trong thi công nhà ở dân dụng

Bêtông cốt thép sử dụng trong thi công nhà ở dân dụng là một loại vật liệu phức hợp gồm bêtông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực với nhau. Bêtông được chế tạo từ:

Bêtông = đá cát + ximăng+ nước + chất phụ gia

Bêtông có khả năng chịu nén tốt nhưng chịu kéo rất kém, trong khi cốt thép là vật liệu chịu nén hoặc chịu kéo rất tốt. Do vậy để tăng khả năng chịu lực của cấu kiện, người ta đặt cốt thép vào trong bêtông. Từ đó sản sinh ra bêtông cốt thép.

Đối với cấu kiện chịu uốn

Do bêtông chịu kéo kém, vì thế vết nứt trong miền bêtông chịu kéo xuất hiện rất sớm khi ứng suất kéo của thớ bêtông chịu kéo ngoài cùng vượt quá cường độ giới hạn chịu kéo của bêtông, trong khi đó ứng suất nén của thớ bêtông chịu nén ngoài cùng còn khá nhỏ so với cường độ giới hạn chịu nén của bêtông. Nếu tiếp tục tăng tải thì vết nứt phát triển dần lên phía trên, tiết diện dầm bị thu hẹp và dầm bị phá hoại trong khi ứng suất nén của bêtông vẫn còn khá nhỏ so vởi cường độ chịu nén của bêtông. Như thế là lãng phí khả năng chịu nén của bêtông, vì thế để tận dụng hết khả năng chịu nén của bêtông người ta đặt cốt thép vào trong miền bêtông chịu kéo. Theo thí nghiệm: dầm bêtông cốt thép có thể chịu lực nhiều hơn dầm bêtông có cùng kích thước đến hàng chục lần.

Đối với các cấu kiện chịu nén

Vì cốt thép chịu nén và chịu kéo rất tốt nên cốt thép được đặt trong bêtông (cả trong miền nén hoặc kéo) để tăng khả năng chịu lực của cấu kiện, giảm kích thước tiết diện. Bêtông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực do

Bêtông và cốt thép dính chặt với nhau nhờ lực dính mà có thể truyền lực từ bêtông sang cốt thép hoặc ngược lại. Lực dính có tầm quan trọng hàng đầu đối với bêtông cốt thép. Nhờ lực dính mà cường độ cốt thép mới được khai thác triệt để, giảm bề rộng khe nứt vùng bê tông chịu kéo... Chính vì thế phải tìm mọi cách để tăng cường lực dính giữa bêtông và cốt thép.

Giữa bêtông vấ cốt thép không xảy ra phản ứng hóa học, đồng thời bêtông còn bảo vệ cốt thép chống lại các tác dụng ăn mòn của môi trường.

Cốt thép và bêtông có hệ số giản nở nhiệt a gần bằng nhau:

αb = 0,000010 ÷ 0,000015 ; và: αg = 0,000012.

Do đó, khi nhiệt độ thay đổi trong phạm vi (< 100°c) trong cấu kiện không xuất hiện nội ứng suất đáng kể, không làm phá hoại lực dính giữa bêtông và cốt thép.

Phân loại bê tông cốt thép nhà ở dân dụng

Theo phương pháp thi công

Đối với công trình được xây dựng nhà ở dân dụng bằng bêtông cốt thép, tùy theo phương pháp thi công được chia làm ba loại:

Bê tông cốt thép toàn khối

Ghép ván khuôn (coffa), đặt cốt thép và đổ bêtông ngay tại vị trí thiết kế của kết cấu.

Ưu điểm; độ cứng lớn, chịu lực động tốt

Khuyết điểm; tốn vật liệu làm ván khuôn, cây chống, thi công bị ảnh hưởng của thòi tiết, thời gian thi công chậm.

Bêtông cốt thép lắp ghép.

Các cấu kiện rện rẽ được chế tạo sẵn ở nhà máy hoặc tại công trình, được vận chuyển, đến công trình sau đó dùng cần cẩu vận chuyển lắp ghép nối chúng lại với nhau thành kết cấu tại vị trí thiết kế.

Ưu; thời gian thi công nhanh, ít tốn cotpha cây chống.

Khuyết: độ cứng kém hơn bê tông toàn khối giải quyết các mối nối thường khó khăn. Tổ chức thi công có phần phức tạp và phải chú ý sử lý tốt mặt nối giữa bê tông mới và cũ cần có các thiết bị chuyên dùng.

Bê tông cốt thép bán lắp ghép.

Công trình gồm nhiều cấu kiện, trong đó có một số cấu kiện toàn khối ( móng, khung ....) một số cấu kiện lắp ghép ( dầm, pannen sàn ...)

Ưu; độ cứng cao, ít tốn cốt pha cây chống

Theo trọng lượng thể tích

Bêtông nặng có khối lượng riêng trung bình từ g = 22 ÷ 25kN/m3

Bêtông nhẹ có khối lượng riêng trung bình khoảng g = 18 kN/m3

Bêtông nhẹ có cấu trúc rỗng có khối lượng riêng trung bình từ g = 5 ÷ 18 kN/m3

Bêtông đặc biệt,...

Theo trạng thái ứng suất; Khi chế tạo và sử dụng:

Bê tông cốt thép thường; Khi chế tạo cấu kiện cốt thép ở trạng thái không ứng suất.

Bêtông cốt thép dự ứng lực (DUL)

Khi chế tạo cấu kiện người ta tạo cho cốt thép một ứng suất ngược dấu với ứng suất của cốt thép khí sử dụng. Thường thì người ta căng cốt thép để nén vùng bê tông chịu kéo (do tải trọng gây ra), của cấu kiện nhằm triệt tiêu ứng suất kéo do tải trọng gây ra.

Hiện nay có hai phương pháp căng:

Căng trước (căng trên bệ)

1 cốt thép dự ứng lực ; 2 bệ căng; 3 ván khuôn; 4 thiết bị kéo thép; 5 . thiết bị cố định thép 

Phương pháp này thường sử dụng cho quy trình sản xuất các cấu kiện đúc sẵn, cốt thép được neo cố định một đầu vào bệ thứ nhất còn tại bệ cố định thứ hai dùng kích căng với lực kéo N. Dưới tác dụng của lực N, cốt thép được kéo trong giới hạn đàn hồi và sẽ giãn dài ra một đoạn, tương ứng với các ứng suất xuất hiện trong cốt thép sau đó được cố định vào bệ. Đổ bê tông, đợi cho bêtông đông cứng và đạt cường độ cần thiết thì buông cốt thép. Cốt thép này có xu hướng co ngắn lại và thông qua lực dính giữa cốt thép và bêtông, cấu kiện sẽ bị nén lại với giá trị bằng lực N đã dùng khi kéo cốt thép.

Căng sau (căng trên bêtông)

 Phương pháp này thường sử dụng cho kết cấu bêtông đổ tại chổ tức thực hiện trong quá trình thi công. Trước hết, đặt cốt thép DUL trong ống rãnh và đặt cốt thép thường rồi đổ bêtông. Khi bêtông đạt đến cường độ nhất định thì tiến hành căng cốt thép với ứng suất quy định, căng trực tiếp lên bề mặt bêtông. Sau khi căng xong cốt thép được neo chặt vào cấu kiện, thông qua các neo đó, cấu kiện bị nén bằng lực đã dùng khi kéo căng cốt thép.

Bêtông dự ứng lực thường được ứng dụng cho việc thiết kế các dầm cầu có nhịp lớn, trong xây dựng dân dụng được ứng dụng chủ yếu trong các dầm hoặc sàn không dầm có nhịp lớn. 

Ưu điểm: Dùng trong các cấu kiện có nhịp lớn, giảm tiết diện cấu kiện, giảm độ võng, hạn chế xuất hiện dụng vật liệu có cường độ cao, chịu được tải trọng lớn.

Ưu và khuyết điểm của bê tông cốt thép.

Ưu điểm;

Có khả năng sử dụng vật liệu địa phương.

Có khả năng chịu lực lớn hơn so với kết cấu gạch đá và gỗ. Có khả năng chịu được các loại tải trọng động, bao gồm cả tải trọng động đất.

Bền vững, bảo đường ít tốn kém, chịu lửa tốt.

Kết cấu. có hình đáng bất kì, đa dạng thỏa mãn mọi yêu cầu kiến trúc nhà ở dân dụng, thẩm mỹ v,v... Có cường độ chịu nén cao, bền vững trong môi trường.

Đễ cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất và thi công.

Có thể tạo được nhiều loại bê tông có tính chất khác nhau

Khuyết điểm

Trọng lượng bản thân lớn, do đó khó làm được các kết cấu có nhịp lớn. Để khắc phục, dùng bê tông nhẹ, bêtông ứng lưc hay.. các kết cấu võ mõng.

Cách âm, cách nhiệt kém: để khắc phục nên dùng các kết cấu có lỗ rỗng.

Phạm vi ứng dụng

Bêtông cốt thép sử dụng: rất rộng rãi trong tất cả các ngành xây dựng:

Thi công Xây dựng nhà ở dân dụng và công nghiệp

Thi công Xây dựng giao thông thủy lợi.

Thi công Xây dựng  quốc phòng.