Phương Nam Co LTD
dịch vụ báo cáo tài chính
© 8/5/2024 - Vietnam12h.com Application
 Cải cách chế độ tài trợ cho giáo dục

            Từ trước đến giờ mới chỉ bàn đến phân bổ nguồn tài trợ trong các trường cho học sinh có hoàn cảnh và năng lực khác nhau. Trong vòng hai thập kỷ qua đã có tranh luận khá nhiều về một khía cạnh khác của việc phân bổ nguồn lực cho ngành giáo dục đó là chi tiêu cho mỗi học sinh ở các địa phương khác vì các địa phương có các nguồn lực khác nhau để tài trợ cho giáo dục. Ngoài ra những địa phương khác nhau cũng có thị hiếu khác nhau đối với giáo dục. Những nơi có nguồn lực giống nhau có thể chi tiêu theo cách khác nhau.

            Năm 1971, Tòa án tối cao của California đã quy định cách thức tài trợ cho các chương trình hiện hữu là không hợp hiến. Tòa án California cho rằng “quyền đến trường công học là quyền lợi cơ bản không phụ thuộc vào điều kiện giàu nghèo”. Việc lấy nguồn thu thuế tài sản đại phương để cấp kinh phí cho giáo dục là hợp lý. Quy định đó đòi hỏi bang California sử dụng phương pháp khác để tài trợ cho giáo. Do đó, đã có những quy định tương tự ở một bang khác. Những quy định này đã ly giải cho những quy định của hiến pháp của bang đặt ra yêu cầu đối với các bang đảm bảo để mọi trẻ em đều được đi học.

            Mặt khác, năm 1972, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã quyết định rằng, việc tài trợ ở cấp địa phương ở Texas không vi phạm “Điều khoản bảo vệ công bằng” của Hiến pháp Hoa Kỳ (sửa đổi lần thứ 14), mặc dầu nó vẫn gây ra sự khác nhau lớn giữa các khoản chi.

 

            Những quyết định này đã tập trung sự chú ý đến một số vấn đề quan trọng như: việc chi tiêu ở các địa phương trong nội bộ một bang có nên như nhau không? Hay chỉ nên quy định mức chi tiêu tối thiểu trong mỗi bang? Nếu công bằng là tôn chỉ, thì điều đó có thể ngăn cản các địa phương không được chi tiêu nhiều hơn cho con cái họ. Trên thực tế, một số bang đã chỉ định mức chi tiêu tối đa. Nếu chỉ đòi hỏi mức độ tối thiểu thì quyết định mức đó như thế nào? Rõ ràng là mức chi tiêu được định ra ở mức độ đủ thấp thì nó sẽ không hề có tác động gì. Nếu như cố gắng để đạt công bằng, thì cái gì sẽ là lý do xác đáng đối với những khác nhau trong chi phí giáo dục ở các cộng đồng khác nhau, hay bản chất của các tổ chức sinh viên học sinh là gì. Phải chăng sự công bằng về chi tiêu là đủ? Một số địa phương đã sử dụng ngân quỹ địa phương để phát triển các phương tiện điền kinh tốt hơn; các địa phương khác thì đề ra các chương trình phát triển các kỹ năng cơ bản hay hơn; các nơi khác dùng nhiều kinh phí hơn cho các chương trình giáo dục đặc biệt. Kết quả là sự khác nhau trong việc đối xử với những người có hoàn cảnh tương tự chỉ vì họ sống ở các địa phương khác nhau. Nhưng để bảo đảm công bằng, đòi hỏi phải xóa bỏ sự kiểm soát của cộng đồng và hình thành một hệ thống giáo dục tập trung ở mỗi bang.