Phương Nam Co LTD
© 26/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Quản lý nhân công và đơn giá xây dựng


Tính mức hao phí nhân công là số công nhân hoàn thành một khối lượng công việc, một hạng mục công trình. Trong quá trình thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp là cần tổ chức quản lý nhân công một cách khoa học

Tổ chức quản lý nhân công trong xây dựng là những tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là người lao động và tập thể người lao động để thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất, trên cơ sở áp dụng tổng thể các biện pháp về kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển cua doanh nghiệp.

Lao động của con người trong quá trình thi công  là nhân tố quan trọng nhất. Vấn đề tổ chức quản  lý nhân công  trong thi công  có vai trò hết sức quan trọng, vì con người là chủ thể của  quá trình thi công  và kinh doanh. Quá trình đó được diễn ra thông qua con người lao động với những động cơ, thái độ, trình độ nghề nghiệp nhất định.

Với cùng một nguồn vật tư, máy móc và tiền vốn như nhau, nhưng vấn đề tổ chức quản  lý và con người lao động khác nhau sẽ cho những kết quả rất khác nhau. Khai thác và sử dụng triệt để các yếu tố thuộc về lao động (số lượng, thời gian, năng suất lao động) là vấn đề luôn được công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam  quan tâm trong điều hành thi công tại công trình  vì nó ảnh hướng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của Phương Nam.  Tổ chức quản lý nhân công có khoa học sẽ tạo ra những điều kiện làm việc tối ưu để thúc đẩy lao động sáng tạo với năng suất, chất lượng, và hiệu quả cao.

Do những đặc điếm kinh tế - kỷ thuật trong thi công  xây dựng có nhiều điểm khác biệt (điều kiện lao động nặng nhọc và có tính chất lưu dộng cao, các quá trình trong xây dựng rất phức tạp và khó tổ chức chặt chẽ như các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy công nghiệp, các phương án tổ chức lao động có tính đơn chiếc, địa bàn hoạt động rộng lớn..) nên việc tổ chức quản lý lao động trong xây dựng càng cần phải được coi trọng.

Với cơ sở tính toán trên công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam lập đơn giá nhân công xây dựng nam 2018.

+ Đơn giá áp dụng cho công trình tiêu chuẩn có diện tích thi công > 350 m2 là 1,400,000 VNĐ/m2

+ Đơn giá áp dụng cho công trình có diện tích thi công < 350 m2 là 1,500,000 VNĐ/m2

+ Đơn giá áp dụng cho công trình có diện tích thi công < 200 m2 là 1,600,000 VNĐ/m2

 

Mục đích của tổ chức quản lý nhân công

Tổ chức quản lý lao động nhằm đạt hai mục đích lớn sau:

Các mục đích về kinh tế: nhằm sẵn sàng cung cấp cho sản xuất, kinh doanh những lực lượng lao động phù hợp về mặt chất lượng và số lượng cũng như việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Các mục đích về xã hội: nhằm tạo ra một tập thể người lao động vững mạnh có điều kiện làm việc và phát triển trong một môi trường lao động lành mạnh, chăm lo cho người lao động về vật chất và tinh thần, đào ĩạo nâng cao trình độ nghề nghiệp và văn hoá của người lao động, góp phần xây dựng con người lao động mới, đáp ứng với sự phát triển của xã hội.

Phân loại lao động trong công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam

Theo tính chất quản lý

Tổng số lao động của Phương Nam  có thể phân chia thành:

Công nhân viên trong danh sách: là số nhân công  do Phương Nam  trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương gồm những người làm việc trực tiếp thi công  từ trên một ngày và gián tiếp từ trên năm ngày.

Công nhân viên ngoài danh sách: là số lao động làm việc tại công trình  nhưng không do Phương Nam  quản lý và trả lương, bao gồm:

Những người từ các cơ quan, tổ chức xã hội khác và trường học đến lao động, thực tập, thăm quan tại các bộ phận của doanh nghiệp;

Phạm nhân đến cải tạo lao động.

Theo tính chất lao động

Tổng số lao động trong danh sách của doanh nghiệp có thể phân chia thành:

Công nhân viên xây dựng, bao gồm: công nhân xây lắp, học nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính;

Công nhân viên sản xuất và các hoạt động khác, bao gồm: công nhân viên sản xuất công nghiệp, vận tải cung ứng, thương nghiệp (dịch vụ, nhà hàng, nhà nghỉ), văn hoá thể dục thể thao, y tế, nuôi dạy trẻ,...

Theo tính chất định biên

Tổng số lao động trong danh sách của doanh nghiệp có thể phân chia thành:

Lao động trong biên chế, gồm số cán bộ công nhân viên Nhà nước được tuyển dụng theo chế độ biên chế Nhà nước (xác định theo quy mô hay hạng của doanh nghiệp) trong từng giai đoạn nhất định, được hướng quỹ lương Nhà nước và chịu sự quản  lý theo "Pháp lệnh công chức" và "Luật lao động".

Lao động hợp đồng (hợp đồng không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, hợp đỏng theo thời vụ, hợp đồng theo việc), gồm sô cán bộ công nhân viên được tuyển dụng theo nhu câu sản xuất - kinh doanh và các nhu cầu khác của doanh nghiệp mà thu nhập của họ do doanh nghiệp trả theo sự thoả thuận trong hợp đồng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng được xác định trong hợp đồng lao động trên cơ sở của bộ "Luật lao động .

Tổ chức lao động

Công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp xây dựng bao gồm các nội dung sau:

Phân công lao động trong doanh nghiệp

Nguyên tắc: phân công lao động là yếu tố đầu tiên của tổ chức lao động, việc phân công lao động phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Phải căn cứ vào chuyên môn được đào tạo của người lao động, đảm bảo sự phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và trách nhiệm khi phân công lao động;

Phải đảm bảo tính có thể quản lý bao quát về mặt khoảng cách không gian và về số lượng người bị quản lý;

Phải bảo đảm tính thống nhất hành động trong việc phân công lao động để thực hiện mỗi hợp đồng sản xuất.

Các hình thức phân công lao động

Trong xây dựng phân công lao động chủ yếu theo hình thức chuyên môn hoá và hợp tác hoá.

Chuyên môn hoá sản xuất là việc phân chia một quá trình sản xuất nào đó thành các bộ phận riêng rẽ do các tổ chức chuyên mòn hoá riêng rẽ thực hiện. Có ba hình thức chuyên môn hoá xây dựng chính là: chuyên môn hoá theo loại hình sản phẩm xây dựng (doanh nghiệp xây dựng dân dụng - công nghiệp, xây dựng Cầu, Giao thông, Thuỷ lợi, Hạ tầng kỷ thuật...). Chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ khi xây dựng một loại công trình nào đó (ví dụ công ty Lắp đặt thiết bị và máy móc; công ty Điện, Nước; San nền ..) và chuyên môn hoá sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn để lắp ghép nhà ở và các nhà công nghiệp, sản xuất bê tông thương phẩm v.v..

Trong thực tế các hình thức chuyên môn hoá trên thường được kết hợp với nhau khi xây dựng một công trình và khi thành lập một doanh nghiệp. Trong xây dựng thường phải kết hợp chuyên mồn hoá với đa năng hoá tới một mức độ nhất định.

Đối với lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng có hai hướng chuyên môn hoá là:

+ Chuyên môn hoá có sự phân công lao động đầy đủ: với hình thức này, mỗi người lao động có một chuyên môn nhất định, dẫn đến sự hình thành các loại công nhân tương ứng với một nghề nhất định, ví dụ công nhân nể, mộc, sắt, bẽ tông, hoàn thiện và thợ lao động phồ thông. Trên cơ sở đó hình thành các tổ đội chuyên môn hoá bao gổm những lao động có chuyên môn giỏng nhau, chi khác nhau về trình độ kỹ thuật.

Hình thức tổ đội chuyên môn hoá cho phép tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, phù hợp với việc đãm nhiệm thi công các hạng mục công trình có tính chất tập trung, quy mò xây dựng vừa và lớn, có yêu cầu kỷ thuật và chất lượng cao. Song hình thức này đòi hỏi phải đảm bảo sự hiệp tác hoá trên cơ sở chuyên môn hoá (tức là mối liên hệ hiệp tác giữa các tổ chức chuyên mòn hoá), tính đồng bộ về chuyên môn của các tổ đội theo yêu cầu của quá trình sản xuất thi công và trình độ tổ chức quá trình sản xuất thi Công cao nhầm hạn chế sự gián đoạn về thời gian khi di chuyến từ công tác xây lắp này sang công tác xây lắp khác.

+ Chuyên mòn hoá không có sự phân công lao động đầy đủ: với hình ĩhức này mỗi người lao động giỏi một nghề, biết và thành thạo một số nghể khác. Trên sơ sớ đó hình thành các tổ đội hỗn hợp (đa nàng) bao gồm những lao động có nhiều chuyên môn khác nhau. Hình thức này sẽ tạo ra khả năng chú động trong công việc, không bị gián đoạn về thời gian khi di chuyến từ công tác xây lắp này sang công tác xây lắp khác, có khả năng độc lập đảm nhận thi công từng hạng mục công trình, thích hợp thi công các công trình có quy mô vừa và nhỏ, trình độ kỹ thuật không phức tạp. các công trình phân tán, cách xa nhau.

Do đó tuỳ theo quy mô xây dựng, tính chất thi công tập trung hay phân tán và trình độ tổ chức của doanh nghiệp mà lựa chọn các hình thức tổ chức lao động hợp lý.

Tổ chức quá trình lao động và nơi làm việc

Quá trình lao động trong xây dựng được phân thành các phần việc, các quá trình đơn gián và các quá trình phức tạp. Tổ chức quá trình lao động !à việc thực hiện các phương pháp sử dụng các công cụ lao động của người lao động để tác động lên các đối tượng lao động theo những trình tự nhất định về thời gian và không gian để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Do đó tổ chức quá trình lao động phải bao gồm các vấn đề sau:

Xác định cơ cấu về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động tham gia vào quá trình sản xuất dựa trên các nguyên tắc chuyên môn hoá, hiệp tác hóa; Đối với công nhân sản xuất phải áp dụng đúng các tổ đội chuyên mòn hoá hay hỗn hợp hoá (đa năng hoá) phù hợp với điều kiện cụ thể của công trường. Với khối lượng của một loại Công việc nào đó đủ lớn và kéo dài người ta thường dùng các tổ đội chuyên môn hoá. Khi danh mục các chúng loại công việc nhiều, nhưng khối lượng mỗi loại công việc ít thì người ta dùng các đội đa năng hoá đến một mức độ nhất định;

Các công cụ lao động cần được sử dụng và các đối tượng lao động cần phải tác động và chế biến;

Tiến độ thi công theo thời gian;

Thiết kế mặt bầng thi công và nơi làm việc cũng như sự di chuyến của lao động và các yếu tố sản xuất trên mặt bầng và không gian thi công xây dựng.

Tổ chức nơi làm việc của công nhân và cán bộ quản lý phải tuân theo các nguyên tăc của khoa học tổ chức lao động và an toàn lao động. Nơi làm việc là vùng hoạt động của một công nhân (hoặc một nhóm công nhân) tiến hành cùng một nhiệm vụ để thực hiện một sô thao tác nhất định trong quá trình sản xuất. Diện tích nơi làm việc cần đầy đủ để bô trí thiết bị, vật liệu, đảm bảo sự di chuyển và thao tác của  công nhân được thuận lợi. Không gian vị trí làm việc phải thông thoáng, đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp. Cần nghiên cứu biểu đồ năng suất của các loại công tác để bô trí nơi làm việc tối ưu. Phải đảm bảo các điều kiện an toàn và trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.

Tổ chức bộ máy quản lý lao động và nhiệm vụ quản lý lao động

Ở mỗi công ty xây dựng thường có phòng tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương để quản lý các vấn đề về nhân sự. Ớ cấp thấp hơn có thể bố trí một ban hay một người đặc trách vấn để này.

Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu cho thủ trưởng về mọi vấn đề có liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của quản lý lao động gồm hai nhóm lớn:

Nhóm nhiệm vụ quàn lý lao động có tính chất nghiệp vụ, bao gồm.ễ

Nhiệm vụ lập kế hoạch lao động (bao gồm kế hoạch về nhu cầu lao dộng, tuyển dụng lao động, sử dụng lao động và đào tạo phát triển lực lượng lao động);

Nhiệm vụ về tuyển mộ lao động và lập hợp đồng lao động;

Nhiệm vụ về sử  dụng lao động, bao gồm việc phân công lao động, chỉ dẫn lao động, quản  lý quá trình lao động, thay thế lao động.

Nhóm nhiệm vụ về các chính sách đối với người lao dộng, bao gồm:

Các nhiệm vụ vể tổ chức lao động và tiền lương, bao gồm các vấn đề như xác định tiêu chuẩn cấp bậc nghề nghiệp cho công nhân và cán bộ quản lý, hệ thống thang lương;

Các nhiệm vụ về lănh đạo lao động, bao gồm các vấn đề như phân công và đề bạt, đảnh giá lao động, phong cách lao động, bổi dưỡng nghề nghiệp..ẻ;

Các nhiệm vụ về chăm sóc người lao động về vật chất và tinh thần.

Nhóm nhiệm vụ quản lý lao động có tính chất nghiệp vụ mang tính chất tương đối tĩnh. Nhóm nhiệm vụ về các chính sách đối với người lao động mang tính chất động hơn.

Đại hội Công nhân viên chức và hội đồng quản trị doanh nghiệp

Để phát huy quyền dân chủ của người lao động trong sản xuất - kinh doanh, Nhà nước quy định việc áp dụng các hình thức đại hội công nhân viên chức hàng năm, hội đồng quản trị doanh nghiệp và ban thanh tra cùa doanh nghiệp với sự tham gia của công nhân sản xuất nhằm giải quyết tốt những vấn đề lớn của  sản xuất - kinh doanh của doanh nói chung và về con người lao động nói riêng. Các tổ chức này có nhiệm vụ tìm cách thức đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, kiếm tra các kết quả sản xuất kinh doanhề..

Hiện nay Nhà nước đã ban hành Quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp tư nhân Nhà nước ban hành luật riêng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.


xaydung