Phương Nam Co LTD
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thi công hoàn thiện phần sơn “nước” nhà phố biệt thự


Các bộ phận công trình như tường, trần, cột V.V.. sau thi công xong phần thô, khi trát xong thường được phủ lên một lớp vôi trắng hoặc vôi màu làm cho công trình sạch sẽ và tăng mỹ quan cho công trình.

Thi công quét lớp vôi trắng thì dùng sữa vôi.

Thi công quét lớp vôi màu thì dùng nước sữa vôi pha với một lượng bột màu.

Nước vôi trắng được chế tạo như sau:

Cứ 2,5kg vôi nhuyễn cộng với 0,1 kg muối ăn thì chế tạo được 10 L nước vôi để quét. Trước hết đánh lượng vôi đó trong 5 L nước cho thật nhuyễn chuyển thành sữa vôi, muối ăn hoặc phèn chua hoà tan riêng đổ vào và quây cho đều, cuối cùng đổ nốt lượng nước còn lại và lọc qua sàng 225 mắt/cm.

Nước vôi màu được thi công như sau:

Cứ 2,5 - 3,5 kg vôi nhuyễn cộng với 0,lkg muối ăn pha được 10L nước vôi sữa, phương pháp chế tạo giống như trên. Bột màu cho vào từ từ, mỗi lần cho phải cân đo, và sau mỗi lần phải quét thử, khi đảm bảo màu sắc theo thiết kế thì ghi lại liều lượng pha trộn để không phải thử khi trộn mẻ khác. Sau đó cũng được lọc qua sàng 255 mắt/cm2. Nếu pha với phèn chua thì cứ l kg vôi cục pha với 0.12 kg bột màu và 0.2 kg phèn chua.

Nước vôi phải pha sao cho không đặc quá hoặc lõang quá, bởi vì nếu đặc quá quét khó đều và thuờng để lại vết chổi, nếu loãng quá thì bị chảy, không đẹp.

Phương pháp quét:

Khi đã làm xong những công việc về xây đựng và lắp đặt thiết bị thì tiến hành quét vôi. Trước khi quét vôi phải cạo rửa, làm sạch mãt quét, không được quét vôi lèn bề mặt trát còn ướt, bề mặt trát khô thì quét vôi mới đều, đồng màu.

Quét vôi bằng chổi đót bó tròn và chặt bằng đầu, quét nhiều lớp: lớp lót và lớp mặt.

Lớp lót quét bằng sữa vôi pha loãng hơn so với lớp mặt, quét lớp lót có thể quét 1 hay 2 lượt trước khô mới được quét lớp sau và phải quét liên tục thành một lượt mỏng.

Quét tường thì đưa chổi theo chiều ngang và quét từ trên xuống, quét trần thì đưa chổi song song với cửa.

Quét lớp mặt: khi lớp lót đã khô, lớp mặt phải quét 2 hoặc 3 lượt, lượt trước khô mới được quét lượt sau, lớp mặt chổi đưa vuông góc với lớp lót, nghĩa là khi quét tường chỏi đưa lên xuống theo chiều thẳng đứng, khi quét trẩn thì chổi dưa theo chiều vuông góc với cửa. Nếu quét vôi màu thì lớp lót quét bằng vôi trắng, lớp mặt quét bằng vôi màu.

Thi công sơn “nước và sơn dầu”

Thi công sơn “nước” lên bề mặt các bộ phận công trình sau khi thi công xong phần thô có tác đụng bảo vệ các bộ phận để chống lại tác hại của thời tiết. Lớp sơn còn làm tăng độ bển cơ học của phần thô công trình và có tác dụng trang trí.

Phân loại sơn:

Sơn được pha chế bằng bột màu trộn với một thứ thảo được hay nhựa tổng hợp. Sơn cung cấp cho các công trường thường được pha chế sẵn, dạng trong hộp kín. Khi pha trộn phải hoà thêm với chất hoà tan nhu benzen, đầu thông. .. để có độ lõang thích hợp.

Theo tác dụng của sơn, người ta phân biệt ra các loại sơn sau dây:

Sơn dùng cho gỗ, chống lại tác hại của thời tiết, nắng, mưa và có màu sắc để trang trí công trình theo yêu cầu của thiết kế.

Sơn chống gỉ, dùng để phủ lên các bề mặt bằng kim loại như khung nhà, vì kèo, cửa sắt, lan can... Ở các công trình người ta phải dùng các loại sơn chống gỉ có tác dụng chống lại tác hại của nước mặn và không khí mặn.

Sơn chống axit dùng cho các bộ phận công trình chịu tác đụng của axit.

Yêu cầu đối với màng sơn:

Lớp sơn sau khi khô phải đạt yêu cầu của quy phạm nhà nước:

Sơn phải đạt màu sắc theo yêu cầu thiết kế.

Mặt sơn phải là màng liên tục, đồng nhất, không rộp.

Nếu sơn lên mặt kim loại thì màng sơn không bị bóc ra từng lớp.

Trên màng sơn kim loại, không được có những nếp nhăn, không có những giọt sơn, không có những vết chổi sơn và lông chổi.

Thi công hoàn thiện phần quét sơn:

Sau khi làm xong công tác chuẩn bị bề mặt sơn thì tiến hành quét sơn.

Không nên quét sơn vào những ngày lạnh hoặc nóng quá. Nếu quét sơn vào những ngày lạnh quá màng sơn sẽ đông cứng chậm. Ngược lại quét sơn vào những ngày nóng quá mặt ngoài sơn khô nhanh, bên trong còn ướt làm cho lớp sơn không đảm bảo chất lượng.

Trước khi quét sơn phải dọn sạch sẽ khu vực lân cận để bụi không bám vào lớp sơn còn ướt.

Sơn phải được quét làm nhiều lớp, lớp trước khô mới quét lớp sau. Trước hết quét lớp lót sau đó quét lớp mặt (sơn dầu)

Quét sơn đùng bút sơn hoặc chổi sơn. Sơn phải pha có độ lỏng thích hợp, trước khi sơn phải quấy đều.

  • Quét lót: để cho màng sơn bám chặt vào bộ phận được sơn. Nước sơn lót pha loãng hơn nước sơn mặt.

Tuỳ theo vâl liệu cần phải sơn mà lớp lót có những yêu cầu khác nhau.

Đối với mặt tường hay trần trát vữa: khi lớp vữa khô mới tiến hành lót. Nước sơn lót được pha chế bằng dầu gai dun sôi trộn với bột màu, tỷ lệ 1kg dầu gai thì trộn với 0,05 kg bột màu. Thông thường quét 1 - 2 nước tạo thành một lớp sơn mỏng đều trên 10àn bồ bề mặt cần quét.

Đối với mặt gỗ: Sau khi sửa sang xong mặt gỗ thì quét sơn lót để dầu ngâm vào các thở gỗ.

Đối với mặt kim loại: Sau khi làm sach bề mặt thì dùng loại sơn có gốc ôxit chì để quét lót.

Quét lớp mặt bằng sơn dầu: Khi lớp lót đã khó thì tiến hành quét lớp mặt.

Với diện tích sơn nhỏ, thường sơn băng phương pháp thủ công, dùng bút sơn hoặc chổi sơn. Quét 2 - 3 lượt, mỗi lưựt tạo thành môt lớp sơn mỏng, đổng đều đường bút, chổi phải đưa theo một hướng trên toàn bộ hể mặt sơn. Quét lớp sơn -sau điĩa bút, chổi theo bướng vuông góc với hướng của lớp sơn trước. Chọn hướng quét sơn sao cho lớp cuối cùng:

Đối với tường theo hướng thắng đứng;

Đối với trần theo hướng của ánh sáng từ cửa vào;

Đối với mặt của gỗ xuôi theo chiều thở gỗ.

Trước khi mặt sơn khô đùng bút sơn rộng bản và mêm quét nhẹ lên lớp sơn cho đến khi không nhìn thấy vết bút thì thôi.

Nếu khối lượng sơn nhiều thì có thể cơ giới hoá bằng cách dùng súng phun sơn, chất lượng màng sơn tốt hơn và năng suất lao động cao hơn.

Lăn sơn

Yêu cầu kỹ thuật.

Bề mặt sơn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

Màu sắc sơn phải đúng với yêu cầu của thiết kế.

Bề mặt sơn không bị rỗ, không có nếp nhăn và giọt sơn đọng lại.

Các đường chỉ, đường ranh giới các mảng màu sơn phải thắng, nét và đều.

Dụng cụ thi công lăn sơn

Ru -lô:

Ru- lô dùng để lăn sơn, dễ thi công và năng suất, sơn trong 8 giờ có thế đạt tới 300m2.

Thi công loại ngắn (10cm) dùng để sơn ở nơi có diện tích hẹp.

Thi công loại vừa (20cm) hay loại dài (40cm) dùng để sơn bề mặt rộng.

Khay dựng sơn có lưới.

Khay thường làm bằng tôn đày 1mm. Lưới có khung 200 X 300mm đặt nghiêng trong khay chứa sơn, có thể lấy miếng tôn dục nhiều lỗ cỡ 3 - 5mm, khoảng cách lỗ 10mm, miếng tôn này đặt nghiêng trong khay, bề mặt sắc quay xuống phía dưới, hoặc lưới có khung hình thang cân để trong xô.

Chổi sơn

Chổi sơn dùng để quét sơn ở những đường biên, góc tường, nơi bề măt hẹp

Chổi dạng dẹt: có Chiều rộng 100. 75, 50, 25mm

Chổi dạng tròn: Có đường kính 75, 50, 25mm

Thi công hoàn thiện phần sơn “nước” nhà phố biệt thự

 

Thi công sơn nước phần hoàn thiện

Công tác chuẩn bị: Công tác chuẩn bị giống như đối với quét vôi, bả ma-tít.

Làm sạch bề mặt.

Làm nhẵn, phẳng bề mặt bằng ma-tít.

Trình tự lăn sơn

Bắt đầu từ trần, đến các bức tường, má cửa, rồi đến các đường chỉ và kết thúc với sơn chân tường.

Thường sơn 3 nước để đều màu, khi nước trước khô mới sơn nước sau và cùng chiều với nước trước, bởi vì lăn sơn dễ đều màu, thường không đế lại vết ru-lô.

Thao tác

Đổ sơn vào khay (khoảng 2/3 khay).

Nhúng từ từ ru-lô vào khay sơn ngập khoảng 1/3 (không quá lõi trục ru-lô).

Kéo ru-lô lên sát lưới, đẩy đi đẩy lại con lăn trên mặt nước sơn, sao cho vỏ ru lô thấm đều sơn, đồng thời sơn thừa gạt vào lưới.

Đưa ru-lô áp vào tường và đẩy cho ru-lô quay lăn từ dưới lên theo đường thẳng dứng dến đường biẻn (không chớm quá đường biên), kéo ru-lô xuống theo vệt cũ quá điểm ban dầu, sâu xuống tới điểm dừng ở chân tường hay kết thúc 1 đợt sơn, tiếp tục đẩy ru-lô lên đến khi sơn bám hết vào bề mặt.

Thi công bả ma-tít

Ma-tít là hỗn hợp gồm các vật liệu thành phần, (bột ma-tít, nước, dầu sơn và keo...) thi công để làm phẳng bề mặt trát hoàn thiện trang trí hoặc làm nền nhà cho sơn.

Bột ma tít: Thường dùng một trong những loại bột tan, cácbonnát can xi, thạch cao..., đều 6 dạng bột mịn khô.

Nước: Nước dùng để pha ma-tít là nước sạch

Dầu sơn, xăng, các loại keo động vật, keo thực vật hay keo nhân tạo.

Nhưng thường dùng keo tổng hợp (pôlime) vì khả năng dính bám cao.

Tỷ lệ pha trộn ma-tít.

Công thức thi công ma tit

+ Thành phần gồm: Bột tan + xăng + sơn dầu.

+ Liều lượng pha trộn: 5kg bột tan + 3,5kg sơn dầu + (0,l-0,25)kg xăng

Xăng giúp cho ma-tít nhanh khô và thi công dễ đàng.

Nước sạch pha thêm để ma-tít có dủ độ dẻo, dễ thi công

Theo công thức này thì ma-tít lâu khô, độ rắn kém, không chịu ẩm ướt, dẻ thi công, dùng bả tường nơi khô ráo.

Công thức thi công ma tit phần 2

+ Thành phần gồm: Thạch cao + keo (keo tổng hợp tốt hơn) + bột phấn (bột nhẹ).

+ Liều lượng pha trộn: lkg thạch cao + (2-3) kg bột phấn + 2 lít nước keo 2+5%. Theo còng thức này thì ma-tít nhanh khó, độ rắn tốt hơn, nhưng khó thi công, thường đùng bả tường tầng 1, tường phía ngoài hành lang...

Công thức thi công ma tit phần 3

+ Thành phần: Bột phấn + đầu sơn + keo (keo động vật hay thực vật).

+ Liều lượng pha trộn : 2,5kg bột phấn +25g dầu sơn + 1 kg nước keo 10%. Nước sạch thêm để ma-tít đủ độ dẻo thi công.

Theo công thức này thì ma-tít bám dính tốt, đẽ thi công, nhưng độ rấn kém, làu khò, thường đùng bả tường trong nhà nơi khô ráo.

Thi công pha trộn

Đôi với loạị ma-tit tự pha

Cân đong vật liệu theo tỷ lệ pha trộn

Trộn khô đều (nếu có từ 2 loại bột trở lên).

Đổ nước pha (dầu hoặc keo) theo tỷ lệ vào bột đã trộn trước

-Khuấy đều cho nước và bột hoà lẫn với nhau chuyến sang dạng nhão deo.

Đối với loại ma-tít pha sẵn

Đây là loại bột hỗn hợp khô, được pha chế tại công xưởng và dóng thành bao có trọng lượng 10, 25, 40kg.... khi pha trộn chỉ cần đổ nước sạch theo chỉ dẫn, khuấy cho đều cho bột trở nên dạng nhão deo.

Thi công bả ma-tít

Bề mặt sau khi bả cần đảm báo các yếu cầu sau:

Phẳng, nhẵn, bóng, không rỗ, không bong rộp.

Bề dày lớp bả không nên quá 1mm.

Bề mặt ma-tít không sơn phủ phải đều mầu.

Dụng cụ thi công ma tít

Dụng cụ bả ma-tít gồm bàn bá. đao bả và 1 số dụng cụ khác như xô, hộc để chứa ma-tít...

Bàn bả nên có diện tích lớn để dỡ thao tác và năng suất cao.

Dao bả lớn có thế thay bàn bả đế bả ma-tít lên mặt trát.

Dao bả nhó để xức ma-tít và bả những chỏ hẹp.

Ngoài ra còn dùng miếng bả bằng thép móng 0,1 -0,15mm cắt hình chữ nhật kích thước 10 x 10cm dùng làm nhẵn bề mặt, miếng cao su cắt hình chữ nhật kích thước 5 x 5cm dùng để bả ma-tít các góc lõm.

Chuẩn bị bề mặt

Các loại mặt trát đều có thể bả ma-tít, nhưng tốt nhất là mặt trát bằng vữa tam hợp.

Dùng bay hay dao bả ma-tít tảy những cục vôi, vữa khổ bám vào bề mặt.

Dùng bay hoặc dao cạy hết những gỗ mục, rể cây bám vào mặt trát, trát vá lại.

Quét sạch bụi bẩn, mạng nhện bám trên bề mặt.

Cọ tẩy lớp vôi cũ bằng cách tưới nước bề mặt, dùng cọ hay giấy ráp đánh kỹ hoặc cạo bằng dao bả ma-tít.

Tẩy sạch những vết bẩn do dầu mỡ bám vào tường.

Nếu bề mặt trát bằng cát hạt to, dùng giấy ráp số 3 đánh để rụng bớt những hạt to bám trên bề mặt, vì khi bả ma-tít những hụt cát to này dễ bị bật lên bám lẫn với ma-tít, khó thao tác.

Quét đều lên bề mặt một lớp keo bằng chổi quét vôi hoặc con lăn để tăng độ dính bám của ma-tít với bề mặt.

Bả ma-tít

Để đảm bảo bề mặt ma-tít đạt chất lượng tốt, thường bả 3 lần.

+ Lần 1 : Nhằm phủ kín và tạo phẳng bề mặt.

Dùng dao xúc ma-tít đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải, dưa bàn bả áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho ma-tít bám hết bề mặt, sau đó dùng cạnh của bàn bả gạt đi gạt lại dàn cho ma-tít bám kín đều.

Bả theo từng dải, bả từ trên xuống, từ góc ra, chỗ lõm bả ma-tít cho phẳng.

Dùng dao xúc ma-tít lên dao bả lớn 1 lượng vừa phải, đưa dao áp nghiêng vào lường và thao tác nha trên.

+ Lần 2: Nhằm tạo phẳng và làm nhần

Sau khi ma-tít lần trước khô, dùng giây ráp số 0 làm phẳng, nhẵn những chỗ lỏi, gợn lên do vết bả để lại, giấy ráp phải luôn dưa sái bề mặt và đi chuyển theo vòng xoáy ốc.

Bả ma-tít giống như bả lần 1.

Làm nhẵn bóng bề mặt: khi ma-tít còn ướt dùng 2 cạnli dài của bàn bá hay dao bả gạt phẳng, vừa gạt vừa miết nhẹ lên bề mặt lần cuối, ở những góc lõm dùng miếng cao su để bả.

+ Lần 3: Thi công hoàn thiện bề mặt ma-tít

Kiểm tra trực tiếp bẳng mắt, phát hiện những vết xước, chỗ lõm để bả dặm cho đều.

Đánh giấy ráp làm phẳng, nhẵn những chỗ lỗi, giáp nối hoặc gợn lên do vết bả lần trước để lại.

Sửa lại các cạnh, giao tuyến cho thẳng.

Trát granitô

Mặt trát granitô là loại mặt trát giả đá làm bằng vữa xi măng trắng có trộn đá hình hạt lựu cỡ 3 -10mm có nhiều mầu sắc. Trong vữa xi măng còn trộn thêm bột đá để làm cho bề mặt được mịn. Ngoài ra còn trộn thêm bột mầu để tạo mầu sắc theo yêu cầu của thiết kế.

Đá để làm granitô là lọai đá vôi thường hay đá cẩm thạch nhiều mầu.

+ Thành phần: Vật liệu bột (xi măng + bột đá + bột mầu).

+ Liều lượng pha trộn: 1 vật liệu bột + (1,2 - 1,5) đá hạt.

Trong vật liệu bột: l kg xi măng + (0,5 - 1) kg bột đá + bột mầu (khoảng 1,5% trọng lượng xi măng).

+ Yêu cầu:

Phải đảm bảo chất lượng tốt.

Xi măng không đóng cục.

Đá phải sạch, khô. Nếu cỡ hạt quá to thì phải sàng lại.

Bột màu phải mịn, sạch. Phải sàng lại trước khi pha trộn.

Liều lượng khi pha trộn phải cân dong chính xác.

Nơi pha trộn sạch sẽ, khô ráo.

+ Phương pháp chế lạo vữa granito:

Trộn khô xi mãng, bột đá, bột mầu (vât liệu bột), sau khi trộn phải rây lại.

Cho đá vào vật liệu bột đã được trộn đều và tiến hành trộn, trong khi trộn cho nước từ từ để bột ngấm đều. Trộn đến khi vữa đồng đều và đảm bảo độ dẻo thi công. Có thể thử độ dẻo bằng cách nắm vữa trong lòng bàn tay, khi mở tay ra, vữa không rời rạc là được.

Vữa trôn dến dâu sử dụng ngay đến đó.

+ Phương pháp trát:

Trát lớp vữa nền nhà bằng vữa xi mãng cát theo tỷ lệ 1:3.

Sau khi trát lớp mặt (vữa đá) được 4 - 5 ngày thì tiến hành mài cho mặt đá nhẵn, bóng, lô mầu lên là được.

+ Cách mài:

Mài granitô thường tiến hành 2 dợt:

Đợt 1: Mài thô bằng đá mài to cát, vừa vảy nước cho ướt vừa mài lên xuống theo từng dải rông khoảng 30 -í- 40cm, khi trên bề mặt đá lộ đều, và phẳng thì dừng.

Đợt 2: Sau khi mài xong đợt 1 thì pha bột mầu phủ lên bề mặt đá 1 lớp mỏng, sau thời gian ít nhất là 2 ngày thì tiến hành mài, mài bằng đá cát nhỏ, mài từ trên xuống cho thật nhẵn. Mài xong đến đâu thì dùng nước rửa sạch và lau khô.

Sau khi mài xong toàn bộ bề mặt thì dùng nước rửa sạch, lau khô và đánh xi cho bóng.

Chú ý: Để đảm bảo chất lượng bề mặt trát granito thì khi đưa vữa lên tường phải cố gắng để đá khỏi dồn vào một chỗ, không được được dùng bàn xoa để xoa phẳng vữa.


xaydung