Phương Nam Co LTD
© 16/11/2024 - Vietnam12h.com Application

Phân loại đất gì cho việc xây dựng phần thô


Phân loại đất theo tiêu chuẩn việt nam cho thiết kế xây dựng phần thô nhà ở. Phân loại đất theo TCXD 45-78

Phân loại đất dính theo TCVN 45-78

Đất dính được phân theo chỉ số dẻo IP (hoặc A):

IP = WL-WP (1-24)

Với quy định:

Phân nhóm hạt theo bảng 1.1.

Dùng bộ rây tiêu chuẩn của Liên Xô.

Giới hạn chảy WL được xác định theo phương pháp Vaxiliev với đất chế bị, hạt qua rây 0,1 mm.

Tuỳ thuộc chỉ số dẻo, đất dính được phân theo bảng 1.31.

  • Tên đất dính Á cát; chỉ số dẻo IP (A) : 1 < IP ≤ 7
  • Tên đất dính Á sét ; chỉ số dẻo IP (A) : 7 < IP ≤ 17
  • Tên đất dính sét ; chỉ số dẻo IP (A) : 17 ≤ IP

Chú thích về bảng 1 .31, tìm hiểu những loại đất gì cho thiết kế tính toán phần móng công trình dân dụng:

Khi đất dính có chứa những hạt > 2mm thì tên đất (bảng 1.31) được làm rõ như sau:

Nếu lượng chứa từ 15 - 25% khối lượng thì thêm từ "có"

Á cát có cuội (dăm), có sỏi (sạn).

Á sét có cuội (dăm), có sỏi (sạn).

Sét có cuội (dăm), có sỏi (sạn).

Nếu lượng chứa từ 25 - 50% khối lượng thì thêm từ "pha"

Á cát pha cuội (dăm), pha sỏi (sạn).

Á sét pha cuội (dăm), pha sỏi (sạn).

Sét pha cuội (dăm), pha sỏi (sạn).

Khi đất chứa trên 50% khối lượng những hạt > 2mm thì đất được xếp vào loại đất hạt thô (bảng phân loại đất rời).

Đất dính còn bao gồm: đất bùn, đất lún ướt và đất trương nở. Đất lún ướt và đất trương nở được xếp vào loại đất đặc biệt.

Mỗ loại đất dính còn được làm sáng tỏ về khả năng chịu lực thông qua độ sệt của đất ghi trorg bảng 1.32.

Độ sệt của đất dính Độ sệt tương đối B

Độ sệt của đất dính; Đất á cát cứng. Độ sệt tương đối B; B < 0

Độ sệt của đất dính; Đất á cát dẻo. Độ sệt tương đối B; 0 ≤ B ≤ 1

Độ sệt của đất dính; Đất á cát lỏng. Độ sệt tương đối B; B >1

Độ sệt của đất dính; Đất á cát lỏng. Độ sệt tương đối B; B >1

Độ sệt của đất dính; Đất á sét và sét cứng. Độ sệt tương đối B; B < 0

Độ sệt của đất dính; Đất á sét và sét nửa cứng. Độ sệt tương đối B; 0 ≤ B ≤ 0,25

Độ sệt của đất dính; Đất á sét và sét dẻo cứng. Độ sệt tương đối B; 0,25 ≤ B ≤ 0,50

Độ sệt của đất dính; Đất á sét và sét dẻo mềm. Độ sệt tương đối B; 0,50 ≤ B ≤ 0,75

Độ sệt của đất dính; Đất á sét và sét dẻo nhão. Độ sệt tương đối B; 0,75 ≤ B≤ 1,0

Độ sệt của đất dính; Đất á sét và sét lỏng. Độ sệt tương đối B; B > 1

Trưởng hợp có thí nghiệm xuyên côn, độ chắc của đất dính được phân loại theo bảng 1.33. Đất có trị số B càng nhỏ càng chắc.

Sức chống xuyên đơn vị pt (kG/cm2)* Độ chắc của đất dính

Sức chống xuyên đơn vị pt (kG/cm2); pt ≥ 2. Độ chắc của đất dính; Rất chắc

Sức chống xuyên đơn vị pt (kG/cm2); 2 > pt > 1. Độ chắc của đất dính; Chắc

Sức chống xuyên đơn vị pt (kG/cm2); 1 > pt ≥ 0,5. Độ chắc của đất dính; Chắc vừa

Sức chống xuyên đơn vị pt (kG/cm2); pt < 0,5. Độ chắc của đất dính; Yếu.

Sức chống xuyên đơn vị pt được định nghĩa như sau: pt = P/h2 phần lực ấn vào xuyên côn, tính bằng kG, có góc đinh của côn là 30° đê mũi côn cắm vào đất độ sâu là h tính bằng cm.

Phân loại đất bùn

Đất bùn là loại đất dính ở giai đoạn đầu của quá trình thành tạo đất từ sự trầm tích vật chất lơ lửng trong nước. Do đó đất bùn chưa được nén chặt, hệ số rỗng lớn và thường lớn hơn 1. về bản chất, đất bùn, cũng như các loại đất dính khác, thể hiện tính dẻo khi độ ẩm ban đầu (lớn hơn giới hạn lỏng) giảm dần. Đất bùn cũng được phân loại theo chỉ số dẻo Ip thành các loại: bùn á cát, bùn á sét và bùn sét và hệ số rỗng tương ứng của đất cho ở bảng 1.34.

loại đất bùn; Bùn á cát. Hệ số rỗng; e ≥ 0,9. Hệ số rỗng;

loại đất bùn; Bùn á sét. Hệ số rỗng; e ≥ 1. Hệ số rỗng;

loại đất bùn; Bùn sét. Hệ số rỗng; e ≥ 1,5. Hệ số rỗng;

Phân loại đất rời theo TCXD 45-78 (nền nhà và công trình)

Đất rời được phân thành: đất hạt thô và đất cát. Mỗi loại được phân thành từng loại theo chỉ dẫn của bảng 1.35.

Đất hạt thô đá lăn, đá tảng. Lượng chứa hạt lớn hơn 200mm trên 50%

Đất hạt thô cuội, dăm. Lượng chứa hạt lớn hơn l0mm trên 50%

Đất hạt thô đất sỏi, sạn. Lượng chứa hạt lớn hơn 2mm trên 50%

Đất cát đất cát lẫn sỏi. Lượng chứa hạt lớn hơn 2mm trên 25%

Đất cát đất cát thô. Lượng chứa hạt lớn hơn 0,5mm trên 50%

Đất cát đất cát vừa. Lượng chứa hạt lớn hơn 0,25mm trên 50%

Đất cát đất cát nhỏ. Lượng chứa hạt lớn hơn 0,10mm bằng và trên 75% (> 75%)

Đất cát đất cát mịn (cát bụi). Lượng chứa hạt lớn hơn 0,10mm dưới 75% (< 75%)

* Dùng bộ rây tiêu chuẩn Liên Xô: 0,10; 0,25; 0,50; 2,0; 5,0; 10mm.

** Tên đất được chọn theo thứ tự loại dần từ trên xuống dưới.

Tính chất xây dựng “phần thô nhà ở” móng của đất rời phụ thuộc vào độ chặt, cấp phối và độ ẩm của đất. Do vậy, đối với đất rời, ngoài tên đất, cần xác định độ ẩm, độ chặt và cấp phối của đất theo chỉ đẫn.

Mức độ ẩm của đất rời được xác định theo bảng 1.36.

Độ bão hoà Sr; 0 < Sr ≤ 0,50. Mức độ ẩm; Ẩm ít

Độ bão hoà Sr; 0,50 < Sr ≤ 0,80. Mức độ ẩm; Rất ẩm

Độ bão hoà Sr; 0,80 < Sr ≤ 1,0 Mức độ ẩm; No nước (bão hoà nước)

Độ chặt của đất được xác định theo hệ số rỗng e của mẫu đất nguyên dạng (bảng 1.37) hoặc đệ chặt tương đối D (bảng 1.37).

Bảng 1.37. Phân loại độ chặt của đất rời theo hệ số rỗng

Cát chứa sạn, cát to và cát vừa; có e < 0,55, Chặt.

Cát chứa sạn, cát to và cát vừa; có 0,55 ≤ e ≤ 0,70, Chặt vừa.

Cát chứa sạn, cát to và cát vừa; có e > 0,70, Xốp.

Cát nhỏ; có e < 0,60, Chặt.

Cát nhỏ; có 0,60 ≤ e ≤ 0,75, Chặt vừa.

Cát nhỏ; có e > 0,75, Xốp.

Cát mịn (cát bụi); có e < 0,60, Chặt.

Cát mịn (cát bụi); có e 0,60 ≤ e ≤ 0,80, Chặt vừa.

Cát mịn (cát bụi); có e > 0,80 Xốp.

Phân loại độ chặt của đất rời theo độ chặt tương đối D

Độ chăt tương đối D; 1 ≥ D ≥ 0,66. Độ chặt của đất; Chặt

Độ chăt tương đối D; 0,66 ≥ D ≥ 0,33. Độ chặt của đất; Chặt vừa

Độ chăt tương đối D; 0,33 ≥ D ≥ 0. Độ chặt của đất; Xốp

Trường hợp có số liệu thí nghiệm SPT thì đọ cỉìặt của đất cát có được xác định theo bảng 1.39

Trị số N 1 -4. Độ chặt của đất cát;Rất tơi

Trị số N 5-9. Độ chặt của đất cát;Tơi

Trị số N 10-29. Độ chặt của đất cát;Chặt vừa

Trị số N 30-50. Độ chặt của đất cát;Chặt

Trị số N > 50. Độ chặt của đất cát;Rất chặt

Trường hợp có thí nghiệm xuyên côn tĩnh (góc côn 60° đưòng kính 35,7mm - 36mm để diện tích hình chiếu bằng của côn là 10cm2), độ chặt của đất cát xác định theo sức chống xuyên (bảng 1.40).

Cát to, cát vừa (không phụ thuộc độ ẩm)

Pt > 100 kG/cm2, Chặt. 150 > Pt ≥ 50, Chặt vừa.  Pt < 50 Tơi xốp.

Cát nhỏ (không phụ thuộc độ ẩm)

Pt > 120, Chặt. 120 > Pt ≥ 40, Chặt vừa. Pt <40 Tơi xốp.

Cát mịn (cát bụi) Ẩm ít và ấm

Pt > 100, Chặt. 100 > Pt ≥ 30, Chặt vừa. Pt <30 Tơi xốp.

Cát mịn (cát bụi) No nước

Pt >70, Chặt. 70 > Pt ≥ 20, Chặt vừa. Pt < 20 Tơi xốp.

Trường hợp có thí nghiệm xuyên côn động (góc côn 60° đường kính 74mm), độ chặt của đất cát xác định theo sức kháng xuyên quy ước pd (kG/cm2) (bảng 1.41).

Cát to, cát vừa (không phụ thuộc độ ẩm)

Pt > 125 kG/cm2, Chặt. 125 ≥ Pt ≥ 35 , Chặt vừa. Pt < 35 Tơi xốp.

Cát nhỏ; Ẩm ít và ẩm

Pt > 110 kG/cm2, Chặt. 110 ≥ Pt ≥ 30 , Chặt vừa. Pt < 30 Tơi xốp.

Cát nhỏ; No nước        

Pt > 85 kG/cm2, Chặt. 85 ≥ Pt ≥ 20 , Chặt vừa. Pt < 20 Tơi xốp.

Cát mịn (cát bụi) Ẩm ít và ẩm

Pt > 85, Chặt. 85 ≥ Pt ≥ 20 , Chặt vừa. Pt < 20 Tơi xốp.

Cát mịn (cát bụi) No nước; Không cho phép dùng xuyên động với cát mịn no nước  

Chú ý:

TCXD 45-78 (dùng cho nền nhà và công trình xây dựng phần thô làm những gì trong này) là bản dịch của Snip 11-15-74 của Liên Xô và nay Snip II-15-74 đã được thay thê bằng snip 2.02.01-83 (Nền nhà và công trình).

2. TCVN 4253-86 (dùng cho nền công trình thuỷ) là bản dịch của Snip II-16-76 và nay Snip II-16-76 đã được thay thế bằng Snip 2.02.02-85 (Nền công trình thủy). Các tiêu chuẩn Snip 2.02.02 .83 và Snip 2.02.02.85 đã được sử dụng ở Liên bang Nga.

Để Độc giả có tài liệu về bộ quy phạm mới này (Snip 2.02.01.83 và Snip 2.02.02.85), Phương Nam sẽ trình bày bảng phân loại đất theo bộ quy phạm mới này ở dịp khác.

Phân loại đất theo TCVN 5747 : 1993

Nhận thấy TCXD-78 cần được bổ sung cập nhật, Bộ Xây dựng nước ta đề nghị một phưcng án phân loại đất nhằm thay thế phương pháp phân loại đất được nêu trong TCXD ‘5-78. Phương án phân loại trong TCVN 5747 : 1993 không theo hướng của Snip 2.02.3183 mà theo hướng phân loại của Hoa Kỳ, cụ thể là hướng theo hệ thống thống nhất (Bảng phân loại USCD, ASTM D. 2487.69 được trình bày ở mục 1.11).

Phân loại đất theo TCVN 5747:1993

Theo TCVN 5747 : 1993, đất được phân làm hai loại chính: đất hạt thô và đất hạt mịn tuỳ thuộc vào lượng chứa nhóm hạt thô và nhóm hạt mịn. Đường kính phân giới là 0,08mm.

Các chỉ tiêu phân loại và các loại đất được trình bày ở bảng phân loại 1.42.

Phân loại đất hạt mịn theo TCVN 5747 : 1993

Theo TCVN 5747 : 1993, đất hạt mịn được phân loại theo chỉ số dẻo và giới hạn chảy và căn cứ vào đường A (Casagrande):

IP = 0,73(WL - 20)

để phân vùng phân loại đất.

Đất hạt mịn được phân làm ba loại:

Đất bụi, kí hiệu là M (Mo, Silt);

Đất sét, kí hiệu là C (Clay);

Đất hữu cơ, kí hiệu là O (Organic).

Vùng phân loại đất sét nằm phía trên đường A. Vùng phân loại đất bụi và đất hữu cơ dưới đường A.

Tuỳ thuộc vào giới hạn chảy (WL), mỗi loại đất được xác định rõ thêm vể mức độ dẻo.

WL > 50%: đất có tính dẻo cao, kí hiệu H (High plasticity).

Ví dụ có loại đất MH, CH, OH.

WL < 50%: đất có tính dẻo thấp, kí hiệu L (10w plasticity).

Ví dụ có loại đất ML, CL, OL.

Phân loại đất hạt mịn được thể hiện trên biểu đồ dẻo (hình 1.27).

- Tiêu chuẩn TCVN 5747 :1993 đến nay vẫn chưa áp dụng dược vì mấy lí do sau:

Rây tiêu chuẩn để phân nhóm hạt mịn và hạt thô: dùng độ rây tiêu chuẩn của Hoa Kỳ với cỡ rây N°. 200 (d = 0,075mm) hay độ ray tiêu chuẩn AFNOR của Pháp có rây mịn nhất là d = 0,08mm.

Theo tiểu chuân Hoa Kỳ, thí nghiệm xác định Wị theo thiết bị Casagrande. Viêc chuyển đổi từ WL xác định theo thiết bị Vaxiỉiev dể có giới hạn lỏng theo Casagrande chưa được thốn (Ị nhất (điều 3.3.2 của TCVN 5747 : 1993).

2- Cải tiến bổ sung TCXD 45-78 và TCVN 4253-86 là cần thiết hiện nay nhưng theo hướng nào cần thận trọng để kết hợp dược hai mặt cơ bản: thừa hưởng kinh nghiệm xảy diừìg, lợi dụng được các thành quả khoa học kĩ thuật mới. Hướng đi của Trung Quốc từ Quỵ trình 62 (TQ) đến Quy trình 79 (TQ) là đánq ĩham khảo vì mấy ìí do sau:

Không phải thay đôi trẳng thiết bị thí nghiệm hiện cố theo quy trình của Liên Xô cũ.

Thừa hưởng được các thành quả và kinh nghiệm có từ trước đêh nay thực hiện chủ yếu theo Snip (Liên Xô cũ) mà Trung Quốc dã quen dùng.

Đưa vào được các tiên bộ khoa học kĩ thuật của thế giới.


xaydung