Hoa kỳ có một nền kinh tế gọi là nền kinh tế hỗn hợp: trong khi nhiều hoạt động kinh tế do các hãng tư nhân thực hiện, thì chính phủ cũng thực hiện nhiều hoạt động kinh tế khác. Thêm vào đó, chính phủ còn tác động làm thay đổi hành vi của khu vực tư nhân, cố ý hoặc không cố ý, bằng nhiều loại quy chế, thuế khóa và các khoản trợ cấp. Ngược lại ở Liên Xô và các nước thuộc khối Xô Viết , hầu hết các hoạt động kinh tế đều do nhà nước thực hiện.Ở nhiều nền kinh tế Tây Âu, chính phủ chịu trách nhiệm về nhiều các hoạtđộng kinh tế hơn so với ở Hoa Kỳ. Ví dụ, ở Anh, chính phủ chịu trách nhiệm về sản xuất thép và than. Việc chính phủ chịu trách nhiệm về sản xuất cái gì ở Hoa Kỳ cũng đã được thay đổi rất nhiều. Một trăm năm trước đây, đã có một đường cao tốc lớn tư nhân và tất cả cả đường sắt đều là tư nhân. Ngày nay không có những con đường tư nhân lớn , và hầu hết khách đi xe lửa qua các bang đều đi lại bằng đường của Amtrak, một doanh nghiệp công được nhà nước trợ cấp. Do nền kinh tế hỗn hợp luôn gặp phải vấn đề xác định ranh giới thích hợp giữa các hoạt động của chính phủ và tư nhân, cho nên việc nghiên cứu về tài chính công cộng ở các nước này vừa quan trọng vừa lý thú.
Tại sao chính phủ lại thực hiện những hoạt động này mà không thực hiện những hoạt động khác? Tại sao quy mô hoạt động của chính phủ đã thay đổi qua một trăm năm nay, và tại sao điều đó được tiến hành nhiều hơn ở các nước khác so với Hoa Kỳ, trong khi đó ở một nước khác lại làm ít hơn nữa? Liệu chính phủ có làm quá nhiều không? Có làm tốt những việc dự định làm không? Đây là những câu hỏi trọng tâm mà tài chính công cộng có liên quan. Chúng cũng là trung tâm của các cuộc tranh luận về chính trị, triết học và kinh tế qua hàng thế kỷ nay. Và nhưng cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn. Mặc dù các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra được những giải đáp cuối cùng, nhưng họ đã đóng góp rất nhiều vào việc tìm hiểu vấn đề, bằng cách làm cho chúng ta nhận thức được những điểm mạnh và hạn chế của cả khu vực công và tư